|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cao su sắp kết thúc thời kỳ lao dốc

11:55 | 15/06/2017
Chia sẻ
Giá cao su sẽ phục hồi trong vài tháng tới nhờ dự trữ tại Thượng Hải giảm, nhu cầu tại Nhật Bản tăng và một số nước sản xuất cân nhắc hạn chế xuất khẩu.
gia cao su sap ket thuc thoi ky lao doc
Giá cao su sắp kết thúc thời kỳ lao dốc. (Ảnh: Reuters)

Giá cao su đã lao dốc quá đà

Theo Commerzbank, giá cao su dường như đã lao dốc quá đà trong thời gian vừa qua.

Giá cao su trên sàn TOCOM (Nhật Bản) bắt đầu giảm mạnh từ cuối tháng 5. Đến đầu tháng 6, giá liên tục phá đáy sau khi mất ngưỡng quan trọng 200 yen/kg và đến chốt phiên hôm qua (14/6), giá vẫn giao dịch gần ngưỡng thấp nhất hơn 7 tháng dù đã phục hồi nhẹ.

So với đỉnh giá ghi nhận được hồi cuối tháng 1, giá cao su TOCOM đã giảm hơn 44% tính đến chốt phiên hôm qua.

Commerzbank cho rằng, nguồn cung bất ngờ tăng mạnh là nguyên nhân chính khiến giá cao su lao dốc. “Dự trữ cao su ngày càng tăng, buộc Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, phải giảm nhập khẩu. Kết quả là, tâm lý lo ngại thiếu sức mua bao trùm cả thị trường cao su.”

Ngày 12/6, Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết doanh số bán ô tô tháng 5 của nước này giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái về 2,1 triệu chiếc, ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2015, chỉ số này giảm liền trong hai tháng.

Thị trường càng căng thẳng hơn khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc xuống A1. Giá cao su tại Thượng Hải theo đó cũng lao dốc về thấp nhất kể từ tháng 8/2005. Trong tuần trước, giá cao su Thượng Hải đã rớt về ngưỡng 12.000 nhân dân tệ, tương đương giảm gần 50% so với 4 tháng trước đó.

Ngoài ra, những bất ổn gần đây trong hệ thống chính trị của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cũng gây áp lực lên giá cao su.

Giá cao su sẽ phục hồi trong vài tháng tới

Tuy nhiên, ngân hàng Commerzbank cho rằng thời kỳ lao dốc quá đà của giá cao su sắp kết thúc.

Theo số liệu Commerzbank thu thập được, doanh số bán lốp ô tô ở Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay lại tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 19,1 triệu chiếc. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ cao su tại Nhật Bản vẫn rất lớn.

Đối với Trung Quốc, Commerzbank cũng cho rằng: “Mặc dù ngành ô tô của Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu kém lạc quan nhưng nền công nghiệp tự động của nước này không hề bị suy thoái như phần lớn thị trường lo ngại.”

Hơn nữa, các nước sản xuất cao su lớn, gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia cũng đang lên kế hoạch ổn định giá mặt hàng này, trong đó có cân nhắc đến việc hạn chế xuất khẩu.

Tờ The Nation của Thái Lan vừa cho biết, ba nước sản xuất cao su lớn, gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia, sẽ nhóm họp tại Indonesia vào cuối tuần này để thảo luận về các biện pháp nhằm ổn định giá cao su.

“Và điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là, dự trữ cao su tại Thượng Hải cũng đã ngừng tăng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng giá cao su sẽ phục hồi trở lại trong vài tháng tới,” Commerzbank cho hay.


Thanh Tùng

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.