|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay (13/2): Cả robusta và arabica đều tăng

09:17 | 13/02/2018
Chia sẻ
Trên thị trường nông sản hôm nay (13/2), giá một số loại nông sản chính như cà phê (cả robusta và arabica), đường, ca cao đồng loạt tăng.
Costa Rica gỡ lệnh cấm trồng cà phê robusta
Giá cà phê hôm nay (10/2) đứng yên ở mức khá tốt để bán ra
Giá cà phê hôm nay (9/2) lấy lại mốc cao nhất 3 tuần
Reuters: Sẽ dư thừa cà phê trong niên vụ 2018 – 2019
[Infographic] Liệu giá cà phê thế giới có thể phục hồi trong năm 2018?

Cập nhật giá cà phê hôm nay (13/2)

Trong khi người dân ở các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu ngừng giao dịch để chuẩn bị cho Tết thì giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp tục tăng. Cụ thể, giá cà phê arabica giao tháng 3 tăng 0,6% lên 1,2260 USD/pound và giá robusta giao tháng 3 tăng 0,5% lên 1.801 USD/tấn trong ngày hôm qua.

Giá cà phê hôm nay (13/2) tăng trên hai sàn giao dịch thế giới (Ảnh minh họa)

Đối với arabica, giá tăng nhờ USD suy yếu, giúp thị trường lấy lại một phần những gì đã mất trong phiên cuối tuần trước. Tuy nhiên, giá arabica nhìn chung vẫn chịu áp lực giảm vì các nước sản xuất arabica bắt đầu giải phóng mạnh nguồn hàng, nguồn cung toàn cầu được cho là sẽ dư thừa lớn, và đồng real đang yếu dần.

Đối với robusta, giá tăng sau khi chính phủ Costa Rica quyết định gỡ bỏ lệnh cấm trồng robusta, bởi loại cây này có khả năng chống chịu sâu bệnh và khô hạn tốt hơn arabica.

Trong nước, tại khu vực Tây Nguyên, giá cà phê dừng lại ở 36.800 – 37.300 đồng/kg, với giá robusta giao tại cảng Sài Gòn (giá FOB) là 1.689 USD/tấn, mức trừ lùi là 80 USD/tấn.

Nguồn: giacaphe.com

Cập nhật giá tiêu hôm nay

Giá tiêu nguyên liệu không có biến động, trung bình giao dịch ở 63.000 đồng/kg vì người dân bắt đầu ngừng thu hoạch để chuẩn bị cho Tết, và doanh nghiệp cũng dần ngưng thu mua.

Tại Ấn Độ, giá tiêu tiếp tục giảm vì nhu cầu yếu ớt trong khi nguồn cung trên hầu hết thị trường đang quá lớn, đặc biệt là tiêu nhập lậu từ Việt Nam thông qua biên giới các nước Myanmar, Bangladesh và Nepal. “Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, thì đây sẽ là một thảm kịch đối với hàng nghìn người nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ,” một thương lái nhận định.

Giá tiêu giao ngay tính đến ngày 12/2 giao dịch ở 39.300 – 41.300 rupee/tạ, giảm tới 2.400 rupee trong 10 ngày qua.

Ngoài ra, giá đường thô giao tháng 3 cũng tăng 0,7% trong phiên hôm qua nhờ USD suy yếu. Về nguồn cung, thị trường ghi nhận nguồn cung từ Brazil có xu hướng giảm trong khi khu vực Trung Mỹ lại tăng cường xuất khẩu đường sang Trung Quốc.

Giá ca cao giao tháng 3 cũng tăng 0,5% tại New York.

Thanh Tùng