Gần một nửa doanh nghiệp lớn châu Á – Thái Bình Dương là nạn nhân của tội phạm tài chính
'Siêu Ủy ban' quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ gọn hơn đề xuất | |
Việt Nam có 600 nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ 0,4% số đó vào được chuỗi giá trị toàn cầu |
Thomson Reuters đã tiến hành khảo sát hơn 2.300 quản lý cấp cao của các doanh nghiệp lớn - cả doanh nghiệp đã niêm yết đại chúng và doanh nghiệp tư nhân, tại 19 quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore.
Ảnh minh họa. Nguồn: Risk.net. |
Báo cáo “Tiết lộ cái giá thật sự của tội phạm tài chính” của Thomson Reuters cho thấy 49% số người tham giao khảo sát tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thừa nhận doanh nghiệp của họ từng là nạn nhân của ít nhất một vụ tội phạm tài chính trong 12 tháng trước đó, trong đó tội phạm mạng và lừa đảo là hai hình thức phổ biến nhất.
Tình trạng đáng báo động trên vẫn diễn ra bất chấp các doanh nghiệp đã chi hơn 3% chi phí hàng năm để chống tội phạm tài chính.
“Các thể chế tài chính đang mang gánh nặng tài chính khi phải chi hàng tỷ USD để chống rửa tiền và số tiền tịch thu từ các hoạt động phi pháp. Sau mỗi năm, họ ghi nhận số tiền thất thoát từ kinh doanh ngày càng lớn”, bà Julia Walker – người đứng đầu mảng công nghệ quản lý và rủi ro của Thomson Reuters châu Á – Thái Bình Dương, cho biết.
Kết quả khảo sát của Thomson Reuters cũng cho thấy những thách thức trong việc xử lý tội phạm tài chính. Gần 90% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã rất nỗ lực trong việc huấn luyện và nâng cao ý thức của đồng nghiệp về hối lộ và tham nhũng. Chỉ 50% thực hiện đầy đủ tiến trình công việc, xử lý các báo cáo, huấn luyện và giáo dục ý thức cho khách hàng, bên trung gian hoặc đối tác.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới chưa nhận thức được cái giá thật sự của tội phạm tài chính. “Tội phạm tài chính không phải tội phạm vô danh, những người dễ tổn thương nhất trong xã hội chúng ta đang bị lợi dụng và bóc lột bởi tội phạm có tổ chức để trục lợi”, bà Walker nói.