|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đường lún nứt, thu phí thua lỗ, nhà đầu tư muốn bán cho Bộ Giao thông giá 2.700 tỷ đồng

07:16 | 04/05/2018
Chia sẻ
Dự án vừa đưa vào khai thác đã gặp sự cố lún nứt, mới đây, do doanh thu hụt, nhà đầu tư bày tỏ muốn bán lại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới cho Bộ GTVT với giá 2.700 tỉ đồng.
duong lun nut thu phi thua lo nha dau tu muon ban cho bo giao thong gia 2700 ty dong BOT Thái Nguyên - Chợ Mới: Nhà đầu tư xin thu giá ở QL3 hoặc 2.775 tỷ đồng
duong lun nut thu phi thua lo nha dau tu muon ban cho bo giao thong gia 2700 ty dong Nhà đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới muốn bán dự án cho Nhà nước
duong lun nut thu phi thua lo nha dau tu muon ban cho bo giao thong gia 2700 ty dong Lo phá sản, chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới cầu cứu Thủ tướng

Dự án vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện lún, nứt và nguyên nhân được chủ đầu tư cho rằng tại mưa lớn, cùng đó, Liên danh nhà đầu tư vừa kiến nghị được bán lại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới cho Bộ GTVT với giá hơn 2.700 tỉ đồng.

Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới do Liên danh các nhà đầu tư Cienco 4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc thực hiện, đưa vào thu phí từ 25/1/2018.

duong lun nut thu phi thua lo nha dau tu muon ban cho bo giao thong gia 2700 ty dong
Thất thu, nhà đầu tư muốn bán dự án Thái Nguyên-Chợ Mới cho Bộ GTVT với giá hơn 2.700 tỉ đồng

Theo đó, liên danh nhà đầu tư cho biết, sau 3 tháng thực hiện thu phí đường bộ tại trạm BOT Km72+930 trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới, an ninh trật tự luôn được đảm bảo; không xảy ra ùn tắc giao thông; nhân dân địa phương, khách hàng, các chủ phương tiện tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông qua trạm và không có ý kiến gì.

Tính từ 25/1/2018 đến 25/4/2018, trạm thu phí này thu tổng số tiền hơn 6,687 tỷ đồng. Đáng nói, so với phương án tài chính của dự án, chỉ đạt chưa tới 13%. Cụ thể, phương án tài chính đưa ra, trạm sẽ thu về 594,588 triệu đồng/ngày, nhưng thực tế chỉ thu về hơn 73,4 triệu đồng/ngày.

Liên danh nhà đầu tư cho rằng, việc chỉ triển khai thu phí tại Trạm thu phí trên dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đã làm cho dự án không phát huy được hiệu quả theo mục tiêu ban đầu.

“Việc chỉ thu giá tại một trạm trên tuyến Thái Nguyên-Chợ Mới dẫn đến các phương tiện chủ yếu tập trung đi vào tuyến QL3 làm cho lưu lượng trên tuyến này tăng đột biến so với thời điểm chưa thu phí chính thức.

Hơn nữa, sẽ phá vỡ phương án tài chính của dự án Thái Nguyên - Chợ Mới do nguồn thu thực tế quá ít so với dự kiến. Điều này làm cho doanh nghiệp dự án gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng cung cấp tín dụng cũng như khả năng duy trì dự án hoạt động bình thường, nguy cơ doanh nghiệp dự án không còn khả năng thanh toán dẫn đến bị phá sản là hiện hữu”, liên danh nhà đầu tư cho biết.

Do vậy, liên danh các nhà đầu tư đưa ra 2 phương án kiến nghị Bộ GTVT. Trong đó, phương án 1 đề nghị Bộ GTVT có giải pháp để doanh nghiệp dự án được thực hiện thu thêm phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại Trạm Km77+922,5 QL3 (trạm thu phí Bờ Đậu- PV) như thỏa thuận tại hợp đồng dự án đã ký.

Cụ thể, thời gian thu giá phí Trạm Km77+922,5 QL3 bắt đầu từ tháng 5-2018, có thực hiện giảm phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo phương án mà nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã thống nhất với địa phương. Thời gian thu phí của dự án dự kiến khoảng 17 năm 4 tháng, tăng 1 năm 3 tháng so với thời gian thu giá trong Hợp đồng dự án đã ký.

Phương án 2: liên danh nhà đầu tư kiến nghị Nhà nước trưng mua lại Dự án với giá trị khoảng 2.775 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT), dự kiến chi trả một lần trong tháng 1-2019.

Theo hạch toán, giá trị này bao gồm tổng chi phí đầu tư thực tế lãi vay trả cho ngân hàng và lợi nhuận của nhà đầu tư sau thời gian xây dựng, lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng, chi phí hoạt động của doanh nghiệp dự án và các chi phí khác đã phát sinh liên quan đến dự án.

Trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô về đề xuất của liên danh nhà đầu tư, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đang xem xét kiến nghị này, đồng thời sẽ có tính toán, cân nhắc và đưa ra phương án hài hòa, hợp lý.

Cần phải nhắc lại rằng, trạm thu phí BOT Bờ Đậu (Phú Lương, Thái Nguyên) đã gặp phải sự phản ứng khá dữ dội từ người dân sinh sống xung quanh. Lý do được người dân đưa ra, là liên danh nhà đầu tư chỉ nâng cấp một đoạn QL3 cũ nhưng lại đặt trạm thu phí và thu phí cao như đường làm mới.

Cuối năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã kiến nghị Bộ GTVT dỡ bỏ trạm thu phí Bờ Đậu. Trước tình hình đó, Bộ GTVT đã tạm dừng không cho nhà đầu tư thu phí tại trạm BOT Bờ Đậu, và chỉ thu phí thử trong thời gian 3 tháng tại trạm thu phí trên dự án Thái Nguyên - Chợ Mới.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 có tổng mức đầu tư 2.744 tỉ đồng. Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất cho nhà đầu tư đặt 2 trạm thu phí tại km 72+930 trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và tại km 77+922 trên QL3 (trạm thu phí Bờ Đậu).

Tháng 6/2017, Thanh tra Chính phủ có kết luận việc ghép dự án cải tạo nâng cấp QL3 với dự án đường xây dựng mới Thái Nguyên - Chợ Mới và đặt trạm thu phí ở hai nơi là không hợp lý.

Hải Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.