|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dược Hậu Giang dưới thời 'nữ tướng' Phạm Thị Việt Nga

10:00 | 25/08/2017
Chia sẻ
Dưới thời bà Phạm Thị Việt Nga, Dược Hậu Giang đã có những bước chuyển mình thông qua việc cổ phần hóa, lên sàn HOSE, trở thành doanh nghiệp đứng đầu ngành dược tại Việt Nam. Tuy nhiên SCIC chưa chịu thoái vốn, nới room tối đa 100% vẫn chưa được thực thi.
duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Bà Phạm Thị Việt Nga - Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của Dược Hậu Giang. Bà từng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty 10 năm liên tiếp

Kể từ ngày 1/9, bà Phạm Thị Việt Nga sẽ thôi chức Tổng giám đốc Dược Hậu Giang sau 13 năm tại vị, song bà vẫn đồng hành cùng Công ty trong vai trò Thành viên HĐQT để tham gia điều hành chiến lược.

Bà Nga sinh năm 1951 với trình độ Tiến sĩ Kinh tế và Dược sĩ đại học.Trước đây, bà từng là Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang (tên gọi cũ của CTCP Dược Hậu Giang) từ tháng 4/1988 - 9/2004.

Sau đó bà giữ chức Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang từ tháng 9/2004 đến 4/2014, đây cũng là giai đoạn Công ty có những bước chuyển mình đang kể. Từ 2014 đến nay, "nữ tướng" Phạm Thị Việt Nga giữ vai trò người đứng đầu ban điều hành. Chuyên biệt với Tây dược, người đàn bà trong top 50 phụ nữ quyền lực châu Á luôn tìm cách đưa Dược Hậu Giang vượt qua "biên giới".

Nhiều sản phẩm của Dược Hậu Giang có sức cạnh tranh không kém các hãng nước ngoài như Hapacol, Haginat, Klamentin hay Apitim. Đây đều là những nhãn hàng mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Những dòng sản phẩm mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm/nhãn hiệu cho DHG.

Không những thế, Dược Hậu Giang còn gây tiếng vang trong khu vực khi bán cho tập đoàn Mega của Thái Lan dòng thuốc ho Eugica với giá 6 triệu USD. Số tiền có thể không nhiều nhưng cho thấy tham vọng một công ty dược nội địa muốn vươn ra biển lớn và khẳng định mình.

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Thuốc ho Eugica

Kiên định với nghề kinh doanh cốt lõi

Năm 2004, ngay khi bà Nga nhậm chức Chủ tịch HĐQT, Dược Hậu Giang đã tiến hành cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng. Ngày 21/12/2006, Công ty chính thức niêm yết 8 triệu cổ phần trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).

Những năm sau đó, Dược Hậu Giang đứng có được trong tay hàng nghỉn tỷ đồng tiền mặt, Công ty đứng trước áp lực của không ít nhà đầu tư "rủ rê" kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Khi đó, bà Nga, một dược sĩ gắn bó với nghề hơn 40 năm vẫn kiên định mảng kinh doanh cốt lõi là sản xuất thuốc.

Nhờ vậy mà đến hết năm 2016, mặc cho sức ép của quá trình hội nhập, thị phần thuốc trong nước của Dược Hậu Giang không ngừng gia tăng lên mức 14% và nằm trong top 5 Công ty có thị phần lớn nhất ngành dược Việt Nam.

Chìa khóa của Dược Hậu Giang là khâu phân phối mạnh. Hết năm 2007, hệ thống phân phối của Dược Hậu Giang chỉ có 17 chi nhánh, 5 trung tâm phân phối dược phẩm... thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên 35 chi nhánh và có riêng một công ty con chuyên phân phối. Bên cạnh đó, Công ty còn nhà máy lớn nhất Việt Nam với công suất 7,5 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.

Lợi nhuận đạt tốc độ tăng trưởng kép 20%/năm

Giai đoạn từ năm 2007 - 2016, Công ty đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 11,5% với doanh thu, và 20% với lợi nhuận sau thuế (LNST). Dược Hậu Giang được xem là doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận đứng đầu ngành dược đang niêm yết.

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp (Đơn vị: tỷ đồng)
duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp (Đơn vị: tỷ đồng)

Mục tiêu đến năm 2020, Dược Hậu Giang kỳ vọng doanh thu 6.750 tỷ đồng, tăng 78% so với thực hiện năm 2016. Đồng thời duy trì thị phần thuốc sản xuất trong nước là 10%.

Từ năm 2007 đến nay, giá cổ phiếu DHG (sau điều chỉnh) đã lên gấp khoảng 5 lần so với khi vừa lên sàn. Kết phiên 25/8 ở mức 109.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị vốn hóa hơn 14.303 tỷ đồng và góp mặt trong rổ VN30.

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Diễn biến giá cổ phiếu DHG kể từ khi lên sàn (Nguồn: VnDirect)

Giai đoạn 2007 - 2016, Dược Hậu Giang luôn duy trì mức cổ tức tối thiểu 20% bằng tiền và mức cao nhất là 40%. Đến năm 2020 tỷ lệ cổ tức tối thiểu 25%.

Chưa thể nới room ngoại lên 100%

Cổ đông đã thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100%. Việc chính thức nới room lên tối đa Công ty vẫn phải chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trong khi đó, Công ty cùng ngành và đang niêm yết là Domesco (Mã: DMC) đã hoàn tất nới room lên 100% từ tháng 9/2016.

Trước đó vào tháng 7/2016, với cái bắt tay của bà Nga cùng Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược Phẩm Taisho đánh dấu bước chuyển mình lớn của Dược Hậu Giang khi Taisho trở thành cổ đông lớn thứ hai nắm 24,5% vốn. Ước tính Taisho đã chi ra khoảng 2.600 tỷ đồng để mua số cổ phần này.

Taisho là công ty dược phẩm có thị phần thuốc OTC lớn nhất Nhật Bản, lịch sử phát triển hơn 100 năm, có năng lực tài chính mạnh với doanh thu khoảng 2,8 tỷ USD/năm.

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga
Bà Phạm Thị Việt Nga - Tổng Giám đốc DHG chào đón Ông Shigeru Uehara - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược Phẩm Taisho (Ảnh: DHG)

Mặc dù Dược Hậu Giang đã kín room ngoại (49%) nhưng Taisho vẫn bày tỏ mong muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại DHG nhưng không có ý định thâu tóm.

Dược Hậu Giang là doanh nghiệp có hệ thống phân phối đứng đầu trong số các công ty dược nội địa nhưng lại có điểm yếu về sản phẩm. Ngược lại Taisho lại có kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiến. Theo quy định thì tập đoàn dược phẩm nước ngoài không được trực tiếp phân phối sản phẩm tại Việt Nam mà phải thông qua doanh nghiệp trong nước. Taishocho biết sẽ giúp đối tác nâng cấp tiêu chuẩn nhà máy R&D, quản trị sản xuất, hợp tác kinh doanh.

SCIC dai dẳng không thoái vốn

Hiện cổ đông lớn nhất của Dược Hậu Giang là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu 43,31%.

Tại ĐHCĐ thường niên 2017, đại diện SCIC cho biết trong thời gian tới, có thể SCIC sẽ xem xét việc thoái vốn khỏi Dược Hậu Giang nhưng tầm ngắn hạn 2 - 3 năm thì chưa có.

Trong danh sách thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 của SCIC không hề xuất hiện cái tên Dược Hậu Giang. Có thể nói, ít nhất sau năm 2020 thì SCIC mới có khả năng cân nhắc việc thoái vốn. Với tỷ lệ cổ tức tối thiểu 25%/năm thì Dược Hậu Giang vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" của SCIC sau khi thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk.

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga Chủ tịch từ nhiệm, 'nữ tướng' Phạm Thị Việt Nga rời ghế nóng Dược Hậu Giang

Trong đó có "nữ tướng" Phạm Việt Nga - Thành viên HĐQT thôi giữ chức Tổng giám đốc của Dược Hậu Giang từ ngày 1/9. Bên ...

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga 4 công ty Dược hàng đầu: Chỉ có 2 công ty vượt kế hoạch lợi nhuận 6 tháng

6 tháng đầu năm, Dược Hậu Giang và Imexpharm chỉ hoàn thành lần lượt 43% và 46,6% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm. ...

duoc hau giang duoi thoi nu tuong pham thi viet nga Dược Hậu Giang báo lãi 186 tỷ đồng quý II, tăng 20% nhờ ưu đãi thuế

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Dược Hậu Giang đạt 1.808 tỷ đồng doanh thu thuần, 360 tỷ đồng lãi sau thuế; hoàn thành lần ...

Hoàng Kiều

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.