|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đức mới là quốc gia có khả năng bị suy thoái sau Brexit?

12:14 | 10/01/2019
Chia sẻ
Nếu liệt kê ba nền kinh tế lớn nhất châu Âu theo khả năng rơi vào suy thoái vì Brexit trong nửa cuối năm 2018. Theo đó, có thể Anh sẽ xếp đầu danh sách, theo sau là Pháp và cuối cùng là Đức.

Trên thực tế, nền kinh tế đầu tàu của khu vực đồng tiên chung châu Âu - Đức - có rủi ro lớn nhất trong việc gánh chịu một cuộc suy thoái, với sản lượng sụt giảm hai quí liên tiếp. Sau khi giảm 0,2% trong quí III/2018, tin tức mới nhất từ Đức gợi ý nền kinh tế có thể cũng đã phải vật lộn để phát triển trong quí IV, theo The Guardian.

Tin tức về sản lượng công nghiệp của Đức giảm 1,9% trong tháng 11/2018 trở thành một cú sốc lớn. Thị trường chứng khoán cho rằng sự sụt giảm trong quí III xuất phát từ việc thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải xe hơi ở châu Âu khiến nhiều nhà sản xuất ô tô tại khu vực này phải nhanh chóng khắc phục vấn đề.

duc moi la quoc gia co kha nang bi suy thoai sau brexit
Dự báo của World Bank cho thấy các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang tăng trưởng chậm lại. Dữ liệu 2019 - 2021 là dự đoán, dữ liệu 2018 là ước tính. Nguồn: World Bank.

Trong khi Brexit bị trì hoãn, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đối mặt với những thách thức lớn. Sự tăng trưởng đột biến sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu kích thích tiền tệ đã diễn ra.

Chỉ số tâm lí kinh tế của Ủy ban châu Âu (EC) đã giảm trong mỗi tháng của năm 2018 và tháng 12 ghi nhận sự sụt giảm trên cả 4 nền kinh tế lớn của châu Âu, gồm Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.

Ông Andrew Kenningham của Capital Economics lưu ý, điểm yếu trên không thể được lí giải bằng những vấn đề cụ thể của từng quốc gia, chẳng hạn như phong trào biểu tình Áo Vàng ở Pháp hay sự gián đoạn của ngành ô tô.

Khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với Đức, nền kinh tế toàn cầu cũng đang chững lại, khiến các công ty khó khăn hơn trong việc nhận được các đơn hàng mới.

Chủ nghĩa bảo hộ cũng không thể giúp ích. Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, và với mức thặng dư vãng lai khổng lồ, Đức xếp thứ hai.

duc moi la quoc gia co kha nang bi suy thoai sau brexit
Bà Theresa May, Thủ tướng Anh

Tất cả điều trên mang đến một góc nhìn khác đối với cuộc tranh luận của Anh về Brexit, vốn dựa trên ba tiền đề chính gồm châu Âu đang phát triển mạnh; các chính trị gia tại châu Âu sẽ không chịu áp lực giảm thỏa thuận từ những công ty lớn; và Anh đang nằm ở dưới đáy danh sách những nền kinh tế lớn của châu Âu. Tuy nhiên, cả ba điều trên đều sai.

Nếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào khủng hoảng, thì quyền lực đàm phán của Anh có thể thay đổi.

Xem thêm

Trần Nam Thi