|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi (6/12): Sẽ tiếp tục biến động tại 2 miền Bắc - Nam?

19:00 | 05/12/2017
Chia sẻ
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ghi nhận tăng 500 - 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh. Trong khi, miền Nam là khu vực có giá heo hơi thay đổi tại nhiều địa phương nhất.
du bao gia heo hoi 612 se tiep tuc bien dong tai 2 mien bac nam Dự báo giá heo hơi (5/12): Biến động tại nhiều địa phương sau ngày đầu tuần yên ắng?
du bao gia heo hoi 612 se tiep tuc bien dong tai 2 mien bac nam Dự báo giá heo hơi (2/12): Duy trì mức giá cao nhất tại miền Trung, Tây Nguyên
du bao gia heo hoi 612 se tiep tuc bien dong tai 2 mien bac nam Dự báo giá heo hơi (1/12): Duy trì ổn định cho đến hết tuần?

Giá heo hơi hôm nay tại các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam tăng khoảng 930 đồng

Còn tại Phú Thọ, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg lên 28.000 đồng. Tại Nam Định, giá heo hơi tăng nhẹ hơn, 500 đồng lên 30.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay cũng ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg tại Yên Bái và Điện Biên xuống lần lượt 27.000 đồng và 30.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên không có nhiều biến động, với Quảng Bình là địa phương duy nhất báo thương lái thu mua giảm giá heo hơi 1.000 đồng/kg xuống 30.000 đồng/kg. Tính chúng toàn miền, giá heo hơi giao động trong khoảng 28.000 - 31.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi báo tăng 1.000 đồng tại Bình Dương và Long An, trong khi tại Cần Thơ và Bình Phước giá giảm 1.000 đồng/kg. Tại TP HCM còn ghi nhận giảm tới 1.500 đồng xuống 27.000 đồng/kg.

du bao gia heo hoi 612 se tiep tuc bien dong tai 2 mien bac nam
Hiệp hội chăn nuôi heo Campuchia, hơn 50% cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình trên khắp Campuchia đã phải chịu thiệt hại nặng nề trong năm nay khi giá heo hơi giảm mạnh, vì hoạt động nhập khẩu heo bất hợp pháp từ các quốc gia láng giềng.

Giá heo hơi tại Campuchia giảm mạnh, ảnh hưởng tới đời sống người chăn nuôi

Ông Chet Phirum, Phó chủ tịch hiệp hội chăn nuôi heo, phát biểu tại buổi họp báo tổ chức tại Phnom Penh hôm 4/12, rằng giá heo hơi hiện đã giảm còn 1,5 USD/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt khoảng 1,75 – 2 USD/kg.

Cũng theo ông Phirum, những cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động nhập khẩu heo hơi, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp. Cụ thể, giá heo hơi nhập khẩu được bán với giá rẻ 1,37 USD/kg, cùng với đó, các hộ chăn nuôi heo đang đối mặt với việc sẽ bị lỗ khoảng 25 – 37,5 USD/con.

“Chỉ tính riêng hiệp hội chúng tôi, khoảng 2.000 thành viên trong tổng số 4.000 đã phải đóng cửa, ngừng mọi hoạt động vì không thể sống sót trong cuộc chiến về giá với heo hơi nhập khẩu; một số hộ còn chìm trong nợ nần”, ông Phirum giải thích.

Trả lời phỏng vấn Khmer Times, ông Run Veasna, chủ sở hữu của cơ sở chăn nuôi với 100 con lợn tại Kandal Stung thuộc tỉnh Kandal, cho biết kể từ năm 2000 ông đã vay 50.000 USD từ ngân hàng để đầu tư cho cơ sở nuôi heo của mình. Tuy nhiên, hiện ông đã đóng cửa cơ sở chăn nuôi của mình vì tình hình tài chính khó khăn khi giá heo hơi giảm mạnh.

“Chúng tôi đã vay rất nhiều để mở rộng cơ sở chăn nuôi heo, nhưng với mức giá thấp như hiện tại, chúng tôi không thể kiếm đủ thu nhập. Chúng tôi đành phải đóng cửa”, ông Veasna cho biết.

Ông Mut Pisit, trợ lý Phó chủ tịch của CP Cambodia, một chi nhánh địa phương của tập đoàn Thai, cho biết giá giảm cũng ảnh hưởng tới những doanh nghiệp lớn trong ngành, gồm cả công ty của ông.

Theo ông Pisit, để cạnh tranh với mức giá heo hơi nhập khẩu giá rẻ ở 1,4 USD/kg, công ty của ông phải giảm giá bán dù rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng tới những hộ chăn nuôi.

Chi phí nuôi và chăm sóc heo ở Việt Nam giống với Campuchia. Tuy nhiên, lượng heo dư thừa tại thị trường Việt Nam đã được chuyển tới Campuchia, nơi giá heo hơi được bán với mức giá thấp hơn giá thị trường.

“Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách giúp đỡ để ngăn chặn hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp và thúc đẩy giá heo địa phương tăng lên”, ông Pisit nói.

Sau đề nghị của Bộ Nông nghiệp trong tháng 5, Bộ Nội vụ đã áp thuế đối với lợn nhập khẩu, hạn chế số lượng nhập khẩu còn 1.250 con/ngày. Tuy nhiên, ông Phirum cho biết mỗi ngày có hơn 1.800 con heo được đưa qua biên giới.

“Nếu nhập khẩu bị hạn chế, hoặc ít nhất là giảm, giá heo hơi địa phương sẽ phục hồi trở lại và người chăn nuôi sẽ có thể tiếp tục công việc của mình”, ông Phirum nhận định.

Thị trường Campuchia có thể tiêu thụ 8.000 con lợn/ngày, với các hộ chăn nuôi địa phương chỉ có thể cung cấp 6.000 con/ngày.

Theo ông Phirum, heo nhập khẩu chủ yếu là từ Việt Nam, thông qua các tỉnh Takeo, Svay Rieng và Tboung Khmum, nơi các cửa khẩu kiểm tra thiếu nhân viên và dễ dàng cho qua. Ông cũng cho biết thêm, lợn bất hợp pháp thường được mang vào Campuchia bằng xe máy hoặc ô tô con.

“Chúng tôi không có quyền cấm nhập khẩu, nhưng chúng tôi có quyền yêu cầu chính phủ thực hiện các quy định, và dừng những hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp đó”, ông Phirum nói.

Ông Seang Soklim, Giám đốc phòng chăn nuôi động vật tại Bộ Nông nghiệp, thừa nhận giá heo hơi đã giảm gần đây và cho biết chuẩn bị một cuộc họp với khu vực tư nhân để giải quyết vấn đề, tìm giải pháp.

“Chúng tôi sẽ gặp mặt các công ty và hộ chăn nuôi vào cuối tháng để tiếp nhận thông tin và tìm giải pháp. Chúng tôi có thể thấy những khó khăn mà người chăn nuôi đang đối mặt và sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ họ”, ông Soklim nói.

Tố Tố