|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dream House chỉ hoàn thành 80% kế hoạch lãi trước thuế, doanh thu tài chính giảm mạnh

13:00 | 24/01/2018
Chia sẻ
Quý IV/2017, hoạt động tài chính của Dream House chỉ thu về vỏn vẹn hơn 26 triệu đồng. Ngoài ra, lãi sau thuế bằng 40% cùng kỳ năm 2016.
dream house chi hoan thanh 80 ke hoach lai truoc thue doanh thu tai chinh giam manh Sau gần 2 năm thâu tóm dự án Aurora, Dream House làm được gì?
dream house chi hoan thanh 80 ke hoach lai truoc thue doanh thu tai chinh giam manh Doanh thu ngót 3 tỷ đồng, Dream House lãi quý III đến 19 tỷ đồng nhờ lãi uỷ thác

Quý IV/2017, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Đầu tư Căn nhà Mơ Ước (Mã: DRH) đạt 112 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận gộp gần 55 tỷ đồng, gấp 17 lần quý IV/2016. Dù vậy, hoạt động tài chính chỉ thu về vỏn vẹn hơn 26 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ.

Nguyên nhân, cuối năm 2016, công ty đã ghi nhận lãi từ chuyển nhượng vốn góp khiến doanh thu khoản mục này tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế tăng lên gần 46 tỷ đồng. Chi phí tài chính của công ty tăng mạnh lên 3,2 tỷ đồng, đặc biệt chi phí bán hàng phát sinh mới 29 tỷ đồng. Kết quả, lãi sau thuế của DRH chỉ đạt 18 tỷ đồng, bằng 40% cùng kỳ năm 2016.

dream house chi hoan thanh 80 ke hoach lai truoc thue doanh thu tai chinh giam manh
Nguồn: Báo cáo tài chính 2017 của DRH

Lũy kế cả năm 2017, DRH đạt hơn 132 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 24% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đạt lần lượt 80 tỷ đồng và 71 tỷ đồng do các khoản chi phí tăng mạnh trong quý IV. Như vậy, DRH mới thực hiện được 24,5% kế hoạch doanh thu và 80% mục tiêu lãi trước thuế.

Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của DRH tăng mạnh lên 1.089 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền khoảng 34 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ phải trả/tổng tài sản của công ty ở mức 36%.

Từ đầu năm 2018, thị giá cổ phiếu DRH có xu hướng giảm dần sau khi thiết lập mức tăng giá chạm đỉnh 19.900 đồng/cp kết phiên ngày 10/1. Hiện tại, DRH được giao dịch quanh ngưỡng 18.000 đồng/cp, thanh khoản trung bình 10 phiên khoảng 380.000 đơn vị.

Nhật Huyền

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.