|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đối tác Nhật chưa vội mở ngân hàng 100% vốn

10:08 | 27/06/2017
Chia sẻ
Đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, nhưng đại diện các ngân hàng Nhật Bản cho biết vẫn chưa có kế hoạch thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tích cực hợp tác với ngân hàng Việt

Các ngân hàng Nhật Bản đã sớm mở chi nhánh tại Việt Nam từ những năm 1990, nhằm hỗ trợ làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước này. Trong vòng 10 năm qua, các ngân hàng Nhật còn tích cực rót vốn đầu tư vào nhiều ngân hàng Việt, trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng trong nước.

doi tac nhat chua voi mo ngan hang 100 von Phó Thủ tướng mong Ngân hàng Sumitomo Mitsui tham gia tái cơ cấu Eximbank

Lãnh đạo Sumitomo Mitsui bày tỏ quan tâm tới tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và sẽ tập trung thực hiện ...

Cụ thể, Sumitomo Mitsui Banking Corporation chi 225 triệu USD để mua 15% cổ phần Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) năm 2008, còn Mizuho Financial Group chi 567,3 triệu USD để nắm giữ 15% cổ phần Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2011. Một năm sau, Mitsubishi UFJ cũng trở thành nhà đầu tư chiến lược của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) sau khi dành 743 triệu USD để nắm 19,73% cổ phần.

doi tac nhat chua voi mo ngan hang 100 von

.

Sumitomo Mitsui Trust Bank cùng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thành lập Công ty Cho thuê tài chính BIDV - SuMi Trust với vốn điều lệ 896 tỷ đồng. Đây là công ty cho thuê tài chính liên doanh đầu tiên giữa một ngân hàng Việt và đối tác nước ngoài.

“Thị trường tài chính Việt Nam rất hấp dẫn trong trung và dài hạn đối với các ngân hàng Nhật Bản, nhờ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ hai nước. Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động tại khu vực châu Á của chúng tôi”, ông Masanobu Nakanishi, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của Sumitomo Mitsui Banking Corporation cho biết.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, Nhật Bản đứng thứ hai trong các quốc gia có dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 1,94 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Theo ông Nakanishi, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, mở ra cơ hội cho các định chế tài chính từ Nhật Bản.

Chưa định mở ngân hàng con

Dù lạc quan với triển vọng phát triển của thị trường Việt Nam và có hợp tác chặt chẽ với nhiều ngân hàng Việt, song đại diện các ngân hàng Nhật cho biết, chưa có kế hoạch cụ thể về việc nâng cấp chi nhánh Việt Nam lên ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Điều này ngược lại với Hàn Quốc (đã có 2 ngân hàng con là Woori và Shinhan Việt Nam), Malaysia (CIMB, Hong Leong và Public Bank Berhad) hay Singapore (United Overseas Bank). Các “ông lớn” tài chính toàn cầu như HSBC, Standard Chartered và ANZ cũng đã thành lập ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam từ lâu.

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, mở ra cơ hội cho các định chế tài chính từ Nhật Bản.

Ông Taku Ishikawa, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Mizuho thừa nhận, việc mở ngân hàng con sẽ giúp các định chế tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong dài hạn. Tuy nhiên, Mizuho có lý do riêng để chưa đi theo xu hướng này.

“Hiện nay, Mizuho tại Việt Nam chủ yếu phục vụ khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, nên hình thức chi nhánh là phù hợp. Dưới pháp nhân chi nhánh, chúng tôi vẫn có thể đưa ra nhiều giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, nên Mizuho chưa có ý định nâng cấp lên thành ngân hàng 100% vốn ngoại”, ông Ishikawa nói.

Tương tự, ông Masanobu Nakanishi cho biết, Sumitomo Mitsui Banking Corporation chưa có ý định thành lập ngân hàng con tại Việt Nam, mà sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược hợp tác sâu rộng với các ngân hàng trong nước. “Thông qua các đối tác Việt Nam, chúng tôi sẽ dễ dàng tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp trong nước, bên cạnh lượng khách hàng truyền thống là doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản”, ông Nakanishi tiết lộ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, các ngân hàng nước ngoài thường gặp nhiều trở ngại vì thiếu sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, thị trường và khách hàng Việt Nam. Đây có thể là lý do các ngân hàng Nhật Bản chọn phương án hợp tác với đối tác Việt Nam, thay vì thành lập ngân hàng riêng.

Phương Trang