Doanh nghiệp Việt cần tiếp cận chiến lược với thị trường Á-ÂU
Mặc dù quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói riêng, các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu đã có chuyển biến tích cực, nhưng kết quả đạt được còn nhỏ bé so với tiềm năng của các bên. Do đó, rất nhiều rào cản cần tiếp tục được tháo gỡ để khơi thông thị trường.
Từ nay đến cuối năm, theo kế hoạch sẽ có nhiều hoạt động kinh tế nổi bật như Tuần lễ Á-Âu tại Astana - Kazakhstan từ 24-26/8, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu và Hội chợ hàng Việt Nam tại Moscow, Liên bang Nga dự kiến tổ chức vào tháng 11.
PV Đài TNVN thường trú tại Moscow (Liên bang Nga) phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga về một số lưu ý đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư, kinh doanh tại khu vực thị trường này.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga nói về tiềm năng của thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu. |
PV: Thưa Đại sứ, trong khi nhiều doanh nghiệp đã và đang quan tâm mở rộng hợp tác đầu tư ở khu vực thị trường Liên minh kinh tế Á – Âu, vẫn có những doanh nghiệp Việt Nam còn khá e ngại, chưa dám bắt tay vào khai thác. Vậy theo Đại sứ nguyên nhân do đâu?
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Tôi cho rằng khi suy nghĩ, đánh giá về khu vực thị trường này cả ở góc độ chính trị đối ngoại lẫn kinh tế phải hết sức chiến lược. Chính sách đối ngoại chúng ta đã được khẳng định, nhưng còn vấn đề kinh tế.
Các doanh nghiệp trong nước nói chung vẫn còn bị ảnh hưởng từ thời Liên Xô trước đây, nghĩ rằng nước Nga hiện nay không như các nước đang phát triển trên thế giới, có cái gì đó e ngại; cho rằng nước Nga có khi còn khó khăn hơn, không bằng các quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Chúng ta đánh giá một cách phiến diện nên các doanh nghiệp thường muốn làm cái gì đó được ngay. Đặc biệt, tư tưởng của các doanh nghiệp vẫn còn mang tính chộp giật, “bóc ngắn cắn dài”, thấy cái gì dễ thì lao vào làm, nhưng những thứ tiềm năng lại không muốn khai phá.
Cho nên tôi cho rằng, tư duy này của các doanh nghiệp cần định hướng lại. Thông tin về nước Nga đối với doanh nghiệp cần cụ thể, chính xác hơn. Và đối với các cơ chế của ngước Nga hiện nay cần có sự tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá để chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu.
PV: Vậy theo Đại sứ, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Liên bang Nga nói riêng, Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và các bộ, ngành trong nước cần làm gì để giúp các doanh nghiệp tiếp cận được khu vực thị trường này?
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Tôi cho đây là câu hỏi rất hay. Bởi vì các cơ quan đại diện ngoại giao ở các nước trên thế giới, ngoài chính trị đối ngoại, chúng ta đã duy trì quan hệ rất tốt, tùy từng khu vực. Công tác chính trị đối ngoại là nhiệm vụ quan trọng, nhưng bây giờ chúng ta phải thúc đẩy kinh tế với tất cả các nước.
Cho nên, đối với Liên bang Nga nói riêng, trong thời gian tới đây, cơ quan đại diện ngoại giao chúng tôi xác định, kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu. Từ đó, cơ quan đại diện ngoại giao cùng với các cơ quan chức năng trong nước như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các địa phương, chúng tôi đang tìm cách làm sao tổ chức các hoạt động giao lưu kinh tế, ví dụ tổ chức hội chợ, hội thảo.
Trong 3 năm vừa qua chúng tôi đã tổ chức thành công một số hoạt động kinh tế lớn, trong đó có hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao lần đầu tiên tại Trung tâm thương mại Hà Nội – Moscow, với hàng nghìn tấn hàng được đưa sang; tổ chức hội thảo Doanh nhân người Việt toàn thế giới.
Qua hội thảo, hội chợ, nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên sang khám phá thị trường này và đứng vững ở đây. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ tổ chức tiếp Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao lần 2, Hội thảo doanh nghiệp các nước Liên minh kinh tế Á-Âu, bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Armenia.
Bây giờ chúng ta là thành viên, hiệp định có hiệu lực gần 1 năm nay, mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Thời gian tới đây các hoạt động kinh tế cần xúc tiến và tăng cường không chỉ với Liên bang Nga, mà với cả các nước thành viên khác trong Liên minh, đó là Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Armenia.
PV: Với thực tế hiện nay, Đại sứ có định hướng gì cho các doanh nghiệp, cần chú ý như thế nào để trong thời gian tới có thể đẩy mạnh kinh doanh đầu tư ở khu vực thị trường này?
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Trước hết tôi nhắc lại một yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp ở thị trường này, đó là phải có quyết tâm chính trị. Thứ hai, phải có chiến lược nghiên cứu, đánh giá về khả năng nguồn hàng doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sang đây. Thứ 3, chúng ta phải quyết tâm xây dựng thương hiệu.
Ví dụ, trong lĩnh vực thủy hải sản, chúng ta có trên 100 doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu vào Liên bang Nga, nhưng bạn chỉ chấp nhận xấp xỉ 30 doanh nghiệp. Bởi vì những doanh nghiệp còn lại chưa đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, chất lượng hàng xuất khẩu mà bạn kiểm tra đánh giá ngay từ cơ sở sản xuất nuôi trồng tại doanh nghiệp. Cái này chúng ta phải khắc phục, phải chấm dứt cách làm ăn chộp giật.
Đồng thời cơ quan chức năng của bạn với ta đang thỏa thuận, thống nhất với nhau cơ chế để kết luận, cấp phép cho các chủng loại, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam về an toàn thực phẩm.
Tôi cho rằng, cơ chế sẽ được tháo gỡ trong quá trình thực hiện Hiệp định và đang tháo gỡ rất tốt. Nên doanh nghiệp cần nắm vững thông tin để có cơ chế, chiến lược đầu tư.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Hàn Quốc: Doanh nghiệp Việt muốn vươn lên sẽ khó hơn Theo chuyên gia, DN Hàn Quốc đang sản xuất những ngành tiên tiến hơn Việt Nam. Khi đó, DN Việt Nam muốn vươn lên sẽ ... |
Thủ tướng chứng kiến DN Việt, Đức trao 28 văn bản hợp tác trị giá 1,5 tỷ euro Chiều 6/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries đã cùng tham dự ... |
Việt Nam tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế SAITEX - Nam Phi 2017 Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ năm nay tập trung giới thiệu các sản phẩm, mặt hàng tiêu biểu và đa dạng ... |