|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp tăng cường giảm giá, kìm cương lạm phát

20:46 | 18/07/2018
Chia sẻ
​Triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo (BCĐ) Điều hành giá Vương Đình Huệ, UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành liên quan triển khai.
doanh nghiep tang cuong giam gia kim cuong lam phat Hai kịch bản lạm phát 2018: Nhiều khả năng chỉ ở mức 3,4-3,5%
doanh nghiep tang cuong giam gia kim cuong lam phat
Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành kiểm tra thị trường, giảm giá các mặt hàng có thể giảm giá để kìm cương lạm phát. Ảnh: KH.V

Tại văn bản triển khai các giải pháp kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn, trong những tháng cuối năm 2018, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai thực hiện.

Nắm bắt khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp

UBND TP.Hà Nội giao Sở Công thương Hà Nội và các đơn vị liên quan theo dõi sát lượng cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nông sản để tham mưu giúp UBND thành phố chỉ đạo điều hành đảm bảo cung cầu và bình ổn thị trường trên địa bàn. Đồng thời, các cơ quan chức năng tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh với các trang trại, hộ chăn nuôi, trồng trọt; đề xuất giải pháp triển khai phát triển mô hình chuỗi để ổn định thị trường từ khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ, cân đối được cung cầu.

TP.Hà Nội cũng yêu cầu đơn vị chức năng cần kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn để tham mưu, báo cáo UBND thành phố các biện pháp tháo gỡ kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, cần hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng, liên kết tạo các chuỗi hệ thống phân phối; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong nhân dân.

UBND TP.Hà Nội cũng yêu cầu Sở NNPTNT rà soát, cơ cấu và phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo quy hoạch để đảm bảo nguồn cung tương ứng với nhu cầu, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung; đẩy mạnh quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn; định hướng cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo ổn định nguồn hàng

Tiếp tục giảm giá các mặt hàng để kìm lạm phát

Trước đó, UBND TP.Hà Nội nhận được Thông báo số 403/TB-BCĐĐHG, ngày 22.6.2018, của BCĐ Điều hành giá về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban BCĐ Điều hành giá tại cuộc họp BCĐ Điều hành giá ngày 29.5.2018.

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: Từ nay đến cuối năm 2018, mặc dù công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát tiếp tục chịu nhiều áp lực do giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục có khả năng tăng cao, tác động đến mặt bằng giá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu. Nhưng, Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Trên cơ sở các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá đã đề ra từ đầu năm của Trưởng BCĐ điều hành giá về: Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; điều hành giá các mặt hàng thiết yếu; về rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý giá chuyên ngành.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngoài thực hiện giữ ổn định mức giá các mặt hàng do nhà nước định giá trong tháng 6.2018, cần tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá.

Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như: Xăng dầu, lương thực, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường; chú trọng công tác tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình điều hành giá các mặt hàng phụ trách tại các địa phương, dự báo, đề xuất biện pháp điều hành giá phù hợp, tổng hợp báo cáo theo nội dung ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ-Trưởng BCĐ Điều hành giá và gửi Bộ Tài chính tổng hợp chung theo đường công văn và thư điện tử để xây dựng báo cáo phục vụ cuộc họp BCĐ Điều hành giá theo quy định.

Xem thêm

Ngọc Linh