|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp Romania muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam

20:36 | 04/05/2017
Chia sẻ
Nhiều doanh nghiệp Romania về các lĩnh vực thiết bị y tế, rượu vang, sản xuất đồ gỗ đã đề xuất các kế hoạch hợp tác cụ thể với Việt Nam và đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Romania hỗ trợ.
doanh nghiep romania muon tim kiem co hoi hop tac voi viet nam
Hội thảo "Kinh doanh với Việt Nam". (Nguồn: Vietnamplus)

Từ ngày 26-28/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Arad, Romania, đã tổ chức một số hoạt động xúc tiến thương mại và trao đổi hợp tác về văn hóa, giáo dục tại địa phương.

Arad là một tỉnh vùng núi phía Tây của Romania, cách thủ đô Bucarest khoảng 550km, có diện tích trên 4.600km2, dân số khoảng 200.000 người.

Ông Cionca-Arghir, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Arad đã giới thiệu về các tiềm năng và cơ hội hợp tác-đầu tư của địa phương trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp sản xuất đồ gỗ, may mặc, cơ khí chế tạo, có nhiều lợi thế đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Ngày 27/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã phối hợp với Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp Arad tổ chức buổi Hội thảo "Kinh doanh với Việt Nam" với sự tham gia của khoảng 30 doanh nghiệp địa phương nhằm xúc tiến, thúc đẩy các cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vùng Arad với Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Trần Thành Công cho rằng quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Romania đang phát triển tốt đẹp, song hoạt động hợp tác kinh tế thương mại vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước.

doanh nghiep romania muon tim kiem co hoi hop tac voi viet nam
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnamplus)

Trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do FTA và Cộng đồng kinh tế ASEAN đã hình thành sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh-đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nghiệp của Romania nói chung và của tỉnh Arad nói riêng trong thời gian tới.

Đại sứ Trần Thành Công khẳng định, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania sẵn sàng làm cầu nối gắn kết các doanh nghiệp và nhà đầu tư của Romania nói chung, của Arad nói riêng với các đối tác của Việt Nam.

Tại buổi Hội thảo, Tham tán Thương mại Lê Ngọc Thi đã giới thiệu với các doanh nghiệp tỉnh Arad về các tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế tại Việt Nam cũng như thực trạng và triển vọng trong quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước trong tương lai.

Nhân dịp này, Đại sứ quán cũng đã giới thiệu với các đại biểu tham dự Hội thảo một số video clip và hình ảnh giới thiệu về “Cơ hội hợp tác kinh tế với Việt Nam” và “Tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam.”

doanh nghiep romania muon tim kiem co hoi hop tac voi viet nam
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnamplus)

Trong thời gian thăm và làm việc tại địa phương, đoàn công tác của Đại sứ quán đã có nhiều cuộc tiếp xúc và tìm hiểu về cơ hội hợp tác tại nhiều cơ sở sản xuất và doanh nghiệp lớn của tỉnh như nhà máy sản xuất toa xe chở khách Astra Vagoane; Cơ sở sản xuất đồ gỗ Cotta; Công ty chế tạo thiết bị y tế Sanevit; Nhà máy chế tạo wagon đường sắt Astra Rall; Sân bay Arad; Công ty sản xuất rượu vang Wine Princess; Cơ sở chăn nuôi và chế biến thịt Agro Curtici…

Một số doanh nghiệp bạn đã đề xuất các kế hoạch hợp tác cụ thể với Việt Nam và đề nghị Đại sứ quán hỗ trợ.

Cũng trong dịp này, đoàn đã đến thăm và làm việc với hai trường đại học lớn ở tỉnh là Arad là Aurel Vlaicu University (trường công lập) và Vasile Goldis University (trường tư thục) để trao đổi khả năng hợp tác về đào tạo sinh viên Việt Nam, trao đổi thực tập sinh, giáo viên, kinh nghiêm đào tạo nghề…

Để thúc đẩy và tăng cường các hoạt động hợp tác trong thời gian tới, Lãnh đạo chính quyền tỉnh Arad đã đề nghị phía Việt Nam xem xét khả năng ký thỏa thuận Kết nghĩa địa phương giữa Arad và một địa phương tương đồng tại Việt Nam.

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.