|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Điểm lại những chính sách ngân hàng nổi bật năm 2017

10:57 | 19/12/2017
Chia sẻ
Nhiều chính sách ngân hàng trong năm được ban hành trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi và nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới.
 
diem lai nhung chinh sach ngan hang noi bat nam 2017 Giảm lãi suất cần điều kiện nào?
diem lai nhung chinh sach ngan hang noi bat nam 2017 Các tổ chức tài chính quốc tế và TCTD nước ngoài đánh giá cao điều hành CSTT của Việt Nam trong năm 2017

Đáng chú ý là Nghị quyết 42 đã cởi trói nhiều hạn chế trong việc xử lý nợ xấu các TCTD để đẩy nhanh quá trình gỡ cục máu đông nợ xấu.

Tiền ảo trong năm 2017 cũng được nhắc đến khác nhiều, Chính phủ nhanh chóng phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý. Bên cạnh đó là đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

diem lai nhung chinh sach ngan hang noi bat nam 2017

Cùng điểm lại những chính sách nổi bật của ngành ngân hàng trong năm 2017.

1. Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020"

Mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo, đầu tư có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các NHTM.

Đến 2020, có 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II ,ít nhất 1-2 ngân hàng tm trong top 100 ngân hàng ớn nhất châu Á. Hoàn thành niêm yết cổ phiếu NHTMCP trên thị trường chứng khoán.

Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập các NHTM. Đưa nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã phân loại xuống dưới 3% (không gồm các NH TM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Giải pháp chung: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành của TCTD; tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; các giải pháp hỗ trợ…

2. Thông tư số 09/2017/TT-NHNN Sửa đổi quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC

Khi chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản và TCTD thỏa thuận giá mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường, ký kết hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường

TCTD sẽ cùng tham gia vào quá trình xử lý TSBĐ giữa VAMC và bên bảo đảm. VAMC phải trao đổi với TCTD bán nợ trước khi thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm với bên bảo đảm theo quy định.

Công ty Quản lý tài sản bán khoản nợ xấu theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ khi giá bán khoản nợ không thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản hoặc sau khi đã bán nợ theo phương thức đấu giá hoặc phương thức chào giá cạnh tranh không thành.

3. Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính

Hiệu lực từ 15/3/2017. Hạn mức cho vay tiêu dùng bằng VNĐ đối với cá nhân đáp ứng nhu cầu mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ (trừ ô tô) cho cá nhân, gia đình không được vượt quá 100 triệu đồng.

4. Quyết định số 630/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của các TCTD đối với nhà ở xã hội

Hiệu lực từ 10/5/2017. Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm (0,4%/tháng). Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

5. Quyết định số 1425 và 1424 của NHNN giảm lãi suất điều hành, cho vay

Hiệu lực từ 10/7/2017.

Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% xuống 6,25%/năm; Giảm lãi suất chiết khấu từ 4,5% xuống 4,25%/năm; Giảm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với ngân hàng từ 7,5% xuống 7,25%/năm;

Giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (Nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) giảm từ 7% còn 6,5%/năm;

Giảm lãi suất cho vay ngắn hạn ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với nhu cầu vay vốn từ 8% xuống 7,5%/năm.

6. Quyết định 21/2017/QĐ-TTg nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi từ 50 lên 75 triệu đồng

Hiệu lực từ 5/8/2017. Đối tượng áp dụng: người được bảo hiểm tiền gửi; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Thống đốc Lê Minh Hưng nhận định, để nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên trên mức 75 triệu đồng cần phải nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thông qua tăng phí bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng phí bảo hiểm trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn như hiện nay sẽ tăng thêm gánh nặng cho TCTD, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khi điều kiện cho phép, Ngân hàng nhà nước sẽ xem xét trình Thủ tướng điều chỉnh tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi.

7. Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

Hiệu lực từ 15/8/2017. Cho phép TCTD, VAMC bán nợ xấu, tài sản bảo đảm theo giá thị trường. Cho phép VAMC mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường.

Cho phép VAMC bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân bao gồm cả pháp nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Cho phép TCTD, VAMC chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động.

Cho phép TCTD phân bổ dần số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu chưa thoái theo quy định, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu.

4 nguyên tắc xử lý nợ xấu: (1) bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; (2) phù hợp với cơ chế thị trường; (3) không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; (4) cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo pháp luật.

8. Được dùng bản sao giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông

Trong thời gian TCTD giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của TCTD còn hiệu lực thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam

9. Quyết định 1255/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo

Thời gian hoàn thành: tháng 8/2018, Bộ Tư pháp báo cáo rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế; đề xuất các định hướng hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ. NHNN báo cáo rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 12/2018, Bộ Tư pháp hoàn thành đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo.

Tháng 6/2019, Bộ Tài chính hoàn thành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo.

Tháng 9/2019, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Tháng 12/2020, Bộ Tư pháp hoàn thành Hồ sơ đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

10. Quốc hội thông qua Luật các TCTD (sửa đổi)

Hiệu lực từ 15/1/2018. Cho phép phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ quyết định chủ trương và phương án phá sản tổ chức tín dụng.

Giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông lớn tại một TCTD và người có liên quan tại TCTD khác dưới 5% vốn điều lệ, giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của một tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Dương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.