Điểm danh những 'ông vua' nắm giữ hàng chục nghìn tỷ đồng tiền mặt
Nhiều doanh nghiệp đang nắm giữ con số tiền mặt lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng |
Mùa báo cáo tài chính quý II/2017 đã kết thúc, bên cạnh các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính, qua báo cáo tài chính nhiều nhà đầu tư cũng quan tâm khoản tiền nắm giữ của doanh nghiệp.
Ngoài các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bảo hiểm luôn có lượng tiền mặt nắm giữ cao thì rất nhiều doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào thông qua tiền gửi có kỳ hạn hay các khoản tiền gửi ngân hàng.
Theo tổng hợp từ các doanh nghiệp lớn trên sàn, chúng tôi đã thống kê được nhiều doanh nghiệp có lượng tiền mặt nắm giữ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đứng đầu trong nhóm "ông vua tiền mặt" là Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (Mã: GAS) với lượng tiền khoảng khoảng 26.037 tỷ đồng. Trong đó khoản tiền và tương đương tiền là 14.515 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn 11.522 tỷ đồng. Khoản tiền gửi có kỳ hạn này tăng gần gấp 2 so với đầu năm.
Trong 6 tháng đầu năm, GAS đã chi 6.824 tỷ đồng để cho vay và mua công vụ nợ, gấp gần 8 lần cùng kỳ. Tiền trả nợ gốc vay khoảng 6.606 tỷ đồng, gấp 3,3 lần kỳ trước.
Xếp sau GAS là các doanh nghiệp quen thuộc luôn nằm trong top dư tiền dồi dào như: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (Mã: ACV) có 18.000 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Mã: PLX) 15.581 tỷ đồng hay Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Mã: VNM) với dư tiền lên đến 11.600 tỷ đồng.
Tổng hợp các doanh nghiệp có số dư tiền mặt lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng (Hoàng Kiều tổng hợp) |
Bên cạnh những doanh nghiệp có lượng tiền nắm giữ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, có khá nhiều doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào.
Trong nhóm doanh nghiệp bất động sản, Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC) là doanh nghiệp có lượng tiền mặt đứng đầu với khoảng 9.721 tỷ đồng, chủ yếu là khoản tiền và tương đương đương tiền.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Mã: NVL) hay Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) là Công ty trong lĩnh vực bất động sản có lượng tiền lớn, nắm giữ lần lượt 5.726 tỷ đồng và 5.673 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) có lượng tiền mặt khoảng 9.628 tỷ đồng kết thúc quý II, tuy nhiên lượng tiền và tương đương tiền giảm khoảng 2.746 tỷ đồng, thay vào đó lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng thêm 7.121 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong quý, tiền chi mua sắm tài sản cố định của HPG là 1.800 tỷ đồng, gấp 1,8 lần cùng kỳ; tiền chi cho vay và mua công cụ nợ là 7.121 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ. Tiền trả nợ gốc vay là 557 tỷ đồng trong kỳ trong khi cùng kỳ gần 11.314 tỷ đồng.
Đến hết quý II, Hòa Phát đã rót vào dự án Gang thép tại Dung Quất khoảng 257 tỷ đồng, gần 1.020 tỷ đồng vào dự án nông nghiệp và 305 tỷ đồng vào dự án Nhà máy tôn mạ màu, 196 tỷ đồng ở dự án gang thép tại Hải Dương...
Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp |
Từng là doanh nghiệp có dư tiền hàng chục nghìn tỷ đồng, đến quý II Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Mã: MSN) chỉ còn khoảng 6.666 tỷ đồng lượng tiền nắm giữ, con số này đã giảm 55% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm 7.115 tỷ đồng và tiền gửi kỳ hạn giảm 2.403 tỷ đồng.
Trong quý, Masan đã chi hơn 18.847 tỷ đồng để thanh toán nợ gốc vay, gấp 1,7 lần cùng kỳ. Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Masan cuối quý II là 1,73 lần giảm so với tỷ lệ 2,6 lần của đầu năm.
Ngoài ra, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Mã: SAB), Công ty Cổ phần FPT (Mã: FPT), Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (Mã: SSI) hay Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Mã: HVN) là những doanh nghiệp có lượng tiền nắm giữ ở mức cao trong ngành.
Những doanh nghiệp có lợi nhuận nghìn tỷ, EPS cao ngất ngưởng trong 6 tháng đầu năm Trong số các doanh nghiệp niêm yết, Vinamilk là doanh nghiệp có LNST cao nhất ghi nhận 2.917 tỷ đồng trong quý II. Công ty Cổ ... |