|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ Vinaconex: SCIC chưa có lộ trình thoái vốn cụ thể

09:29 | 20/04/2017
Chia sẻ
Trong năm 2017, SCIC vẫn chưa có kế hoạch thoái vốn Vinaconex. Mặt khác, Vinaconex sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc công ty, thành lập thêm 2 công ty con góp vốn 100% để tập trung vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Sáng nay (20/4), Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (Mã: VCG) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.

Đại hội thảo luận

Quý 1 lãi trước thuế gần 80 tỷ đồng

Quý I/2017, Vinaconex đạt 573 tỷ đồng doanh thu và gần 80 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tư nhân cùng ngành hơn VCG, vì sao?

Doanh nghiệp tư nhân có nguồn huy động vốn lớn, cơ chế hoạt động thông thoáng dẫn đến nắm bắt cơ hội cao hơn. Vinaconex muốn tham gia dự án gì thì phải mất thời gian trình lên trên.

Việc thoái vốn của Tổng công ty; trong năm 2017, VCG ưu tiên thoái vốn khỏi công ty nào?

Vinaconex cho biết sẽ ưu tiên thoái vốn nhóm 2 là nhóm thoái vốn toàn bộ.

SCIC có dự định thoái vốn khỏi Vinaconex không?

Theo Quyết định 58 của Thủ tướng, Vinaconex thuộc diện doanh nghiệp không nắm giữ lâu dài, Chính phủ cũng giao cho SCIC xây dựng phương án tài cấu trúc. Trong tương lai SCIC sẽ thoái vốn tại VCG, tuy nhiên chưa có thời gian cụ thể do còn đang báo cáo Chính phủ.

Về việc Vinaconex đã hoán đổi cổ phần của CTCP Tài chính Viettel - Vinaconex sang cổ phần của SHB vào đầu năm 2017?

Vào 12/4, Vinaconex đã nhận tiền. Số tiền này đã được Vinaconex nhận về theo đúng hợp đồng và sử dụng cho hoạt động kinh doanh. SHB đang xin phép Ngân hàng nhà nước hoán đổi.

Về đề án tái cấu trúc vào dự án Đường ống nước Sông Đà?

HĐQT và Ban điều hành đã thông qua và đưa vào chương trình tái cấu trúc. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo làm sao các đơn vị có cơ chế đấu thầu thông thoáng hơn. Thời điểm cụ thể tái cấu trúc cũng như về định giá, vấn đề pháp lý sẽ cố gắng báo cáo UBND TP Hà Nội sớm nhất.

live dhdcd vinaconex scic chua co lo trinh thoai von cu the
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của Vinaconex (Ảnh: Kiều Chinh)

Tổng số cổ phần tham dự đại hội là khoảng 384 triệu cổ phần, đại diện cho gần 87% tỷ lệ sở hữu tại Vinaconex.

Kế hoạch lợi nhuận tăng hơn 20%, cổ tức 2017 tỷ lệ 10%

live dhdcd vinaconex scic chua co lo trinh thoai von cu the
Cơ cấu doanh thu năm 2017 của Vinaconex. Đvt: tỷ đồng. (Biểu đồ: Tiến Vũ tổng hợp).

Năm 2017, Vinaconex đặt kế hoạch doanh thu 4.116 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 443 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 20 và 21% so với kết quả 2016.

Trên cơ sở tái cấu trúc các đơn vị theo kế hoạch, Vinaconex dự kiến chia cổ tức năm 2017 tỷ lệ 10%, tăng so với mức 8% năm 2016.

Trong năm nay, Vinaconex tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư để đưa sản phẩm ra thị trường như dự án 97 Láng Hạ, dự án 2B Vinata, dự án 93 Láng Hạ, dự án 25 Nguyễn Huy Tưởng.

Giai đoạn 2017 - 2022, Vinaconex lên phương án doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng bình quân từ 10 - 15%/năm; tỷ lệ cổ tức ước đạt từ 10 - 12%.

VCG cũng đưa ra mục tiêu từ nay đến 2022 sẽ hoàn thành công tác tái cấu trúc doanh nghiệp.

Đến năm 2021, Vinaconex lên kế hoạch doanh thu 6.472 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước tính 678 tỷ đồng. Giai đoạn 2017 - 2022, Vinaconex lên phương án doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng bình quân từ 10 - 15%/năm; tỷ lệ cổ tức ước đạt từ 10 - 12%. VCG cũng đưa ra mục tiêu từ nay đến 2022 sẽ hoàn thành công tác tái cấu trúc doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, VCG tiếp tục triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư sớm các dự án Bắc An Khánh giai đoạn 2 nhằm có quỹ đất để phát triển bất động sản từ nay đến 10 năm tới.

Đối với dự án CNC Hòa Lạc bởi hiện nay dự án đang bị khó khăn về nguồn vốn thuộc hạ tầng khung và giải phóng mặt bằng, Tổng Công ty sẽ nghiên cứu giải pháp để có thể triển khai.

Ngoài ra, Vinaconex sẽ hỗ trợ các đơn vị thành viên về thủ tục pháp lý để triển khai các dự án do Tổng Công ty chiếm cổ phần chi phối như dự án nước Sông Đà giai đoạn 2, dự án mở rộng thủy điện Ngòi Phát.

Đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc công ty, tập trung vào kinh doanh cốt lõi

Với hoạt động đầu tư vốn, Vinaconex sẽ thoái vốn các đơn vị theo kế hoạch đề ra, thu hồi vốn để đầu tư, đồng thời xây dựng 2 công ty hoạt động kinh doanh cốt lõi là xây lắp và đầu tư kinh doanh BĐS.

Vinaconex sẽ giữ lại 2 đơn vị gồm CTCP BĐS Vinaconex, Công ty TNHH Bohemia để xây dựng thành Công ty Đầu tư Vinaconex. Toàn bộ các công ty khác sẽ được chuyển thành công ty đầu tư linh hoạt. Vinaconex phân làm 3 nhóm gồm các đơn vị đầu tư linh hoạt, nhóm thoái vốn toàn bộ và nhóm yếu kém sẽ cho dừng hoạt động.

Đáng chú ý, Vinaconex lên kế hoạch thành lập Công ty Xây dựng do Vinaconex sở hữu 100% với vốn điều lệ 200 tỷ đồng trong năm 2017, và tăng dần lên 1.000 tỷ đồng theo lộ trình. Hoạt động chính của đơn vị mới này gồm thi công xây lắp của công ty gồm quản lý tổng thầu (chiếm 70% giá trị xây lắp), thi công trực tiếp (chiếm 30% giá trị thi công).

Đến năm 2021, Công ty Xây dựng dự kiến doanh thu khoảng 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận 165 tỷ đồng và tỷ lệ lợi nhuận/vốn (ROE) là 21%.

Vinaconex cũng thành lập thêm 1 Công ty Đầu tư do Tổng công ty sở hữu 100%, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năng lượng, hạ tầng... Quy mô vốn điều lệ của công ty dự kiến từ 500 tỷ năm 2017 và tăng dần lên 2.000 tỷ đồng.

Đến năm 2021, doanh thu của công ty mới ước đạt 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 500 tỷ đồng.

Cổ tức năm 2016 bằng tiền tỷ lệ 8%

Năm 2016, Vinaconex đạt 3.435 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế là 366,4 tỷ đồng tăng lần lượt 14% và 7% so với năm 2015.

Với kết quả kinh doanh trên, Vinaconex trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt tỷ lệ 8%. Tổng số tiền chi trả ước tính là 353 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Vinaconex dự định dành 18 tỷ đồng trích quỹ khen thưởng phúc lợi;, 1,3 tỷ đồng trả thù lao cho HĐQT, BKS và 1 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng cho HĐQT, BKS và Ban điều hành.

Kiều Chinh