|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dệt may Việt Nam duy trì mức tăng trưởng tại các thị trường truyền thống

06:43 | 04/06/2018
Chia sẻ
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý III/2018 và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá tại các thị trường truyền thống.
det may viet nam duy tri muc tang truong tai cac thi truong truyen thong

Dệt may Việt Nam duy trì mức tăng trưởng tại các thị trường truyền thống. Ảnh minh họa: TTXVN

Cụ thể, tại thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU và các nước trong khối CPTPP đều có mức tăng trưởng hai con số, đặc biệt thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng cao. Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt cho biết, tới đây hàng loạt FTAs mới được ký kết và kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho dệt may Việt Nam với mức tăng trưởng cao. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ hội nhập nhanh nhất thế giới.

Đặc biệt từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết các Hiệp định thương mại với tư cách là thành viên ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ... Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm cũng thừa nhận toàn ngành tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng không tăng.

Tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1 - 2%, thậm chí không thay đổi và sự cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt trên thị trường dệt may toàn cầu. Theo ông Trương Văn Cẩm, khó khăn mà ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt là các FTAs phần lớn áp dụng quy tắc xuất xứ (CPTPP từ sợi, EVFTA từ vải…); trong khi dệt may Việt Nam nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu.

Hiện một số nước tập trung hỗ trợ cho dệt may như Bangladesh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 20%, thuế nhập khẩu sợi linen và pdex từ 10% xuống 5%, thuế nhập khẩu hóa chất, thuốc nhuộm từ 25% xuống 15%; Pakistan áp dụng cơ chế miến thuế cho nguyên liệu và năng lượng cho hàng dệt may xuất khẩu, miến thuế nhập khẩu thiết bị máy móc…; Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu cho một số loại xơ, sợi từ 5% xuống 2,5%...

Tại EU vẫn đang áp dụng mức thuế suất 0% cho hàng dệt may nhập từ các nước như Campuchia, Myanmar…; Mỹ áp dụng thuế suất ưu đãi 0% cho một số mặt hàng của Campuchia. Trong khi đó, dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế bình quân 17,5% vào thị trường Mỹ, 9,6% vào thị trường EU. Trước những khó khăn này, Hiệp hội dệt may Việt Nam đề nghị Nhà nước thống nhất quy hoạch và cấp phép cho các khu công nghiêp dệt may lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để kêu gọi và thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm; tránh chồng chéo, cạnh tranh tuyển lao động; hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và không khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực sợi và may.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Trần

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.