|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dệt may Việt Nam đón nhiều cơ hội mới từ CPTPP

12:15 | 04/04/2018
Chia sẻ
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết ngày 8/3 tại Chile.
det may viet nam don nhieu co hoi moi tu cptpp Vốn FDI sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam để đón cơ hội từ CPTPP
det may viet nam don nhieu co hoi moi tu cptpp Dệt may Việt vào CPTPP 'chưa thể vội mừng'

Một báo cáo mới đây cho thấy Việt Nam có thể tăng xuất khẩu hàng dệt may hơn 10% trong năm 2018 nếu tận dụng tốt các thị trường thành viên CPTPP.

det may viet nam don nhieu co hoi moi tu cptpp
Công nhân làm việc tại một công ty may tại tỉnh Hưng Yên. Nguồn: Kham/Reuters.

Hiệp định CPTPP sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và thúc đẩy thương mại tại thị trường chung gồm 11 nền kinh tế thành viên với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 13.500 tỷ USD.

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1 điểm phần trăm vào năm 2030 lên 3,5%. Trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do này, xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến sẽ tăng lần lượt 4,2% và 5,3%.

Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ quá trình tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, CPTPP được dự báo sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách mạnh mẽ hơn trong nhiều lĩnh vực.

Theo Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), xuất khẩu hàng dệt may sang 10 nền kinh tế thành viên CPTPP chiếm khoảng 15% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu được thực thi đầy đủ, khu vực thương mại tự do CPTPP sẽ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam, chỉ sau Mỹ với thị phần 47%.

Trong giai đoạn 2013 – 2017, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt trung bình 8%/năm. Trong số các nước thành viên CPTPP, Canada, Nhật Bản, Mexico, Australia, New Zealand và Singapore hiện đang phụ thuộc nhiều vào hàng dệt may nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Việt Nam chưa ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với Canada, Mexico và Peru, do đó tính cạnh tranh của Việt Nam tại các thị trường này hiện rất kém. Theo FPTS, CPTPP sẽ tạo ra “lợi thế đáng kinh ngạc” cho Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường thành viên với doanh thu xuất khẩu hàng dệt may dự kiến đạt 4,8 tỷ USD trong năm 2018, tương đương mức tăng 10,5%.

Ngành dệt may Việt Nam đang hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 35 tỷ USD trong năm nay, tăng gần 13% so với con số 31 tỷ USD trong năm 2017.

Cũng theo báo cáo của WB, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện thương mại thuận lợi nếu muốn tận dụng tối đa các lợi ích từ CPTPP, trong đó có việc tiếp tục cải thiện tính kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu và cắt giảm chi phí giao thương.

Trường Giang