Đề xuất mô hình quản lý tiền tập trung cho các doanh nghiệp FDI
Chủ tịch Dragon Capital: Nên trao cho doanh nghiệp quyền tự do huy động vốn ngoại | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp |
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) được tổ chức vào ngày 12/12 vừa qua, bà Natasha Ansell, Trưởng nhóm Công tác Ngân hàng (BWG) đã đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân thông qua việc phát triển ngành ngân hàng.
Bà Natasha Ansell, Trưởng nhóm Công tác Ngân hàng. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Quản lý tiền tập trung cho các doanh nghiệp FDI
Các doanh nghiệp FDI đã và đang đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vì vậy, triển khai giải pháp quản lý hiệu quả vốn lưu động và thanh khoản như quản lý tiền tập trung cho các doanh nghiệp FDI là điều cần thiết.
Giải pháp quản lý tiền tập trung, hay cụ thể là phương thức kết chuyển tiền mặt là một cơ cấu ngân hàng, trong đó các số dư tài khoản của nhiều công ty khác nhau trong phạm vi một tập đoàn được tập trung vào một tài khoản chủ. Số dư tài khoản chủ có thể được sử dụng để bù đắp các khoản thiếu hụt tiền mặt từ các tài khoản tiền mặt còn dư giữa các công ty.
Việc này tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư của tập đoàn cũng như giảm chi phí lãi đang tồn tại trong hệ thống đa tài khoản. Lợi ích chính của cơ cấu kết chuyển tiền mặt là tối ưu hoá nguồn tài chính của toàn bộ tập đoàn.
Phương thức kết chuyển tiền mặt đã được chấp nhận tại nhiều quốc gia, điển hình như “cửa ngõ yêu thích” vào Châu Á - Singapore, Úc, Indonesia hay Malaysia.
Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa có các quy định cụ thể cho các giải pháp tài khoản tiên tiến này, cản trở việc các tổ chức tín dụng cung cấp sản phẩm này. Chính Phủ có thể xem xét ban hành nghị định cho phép, quy định và thực hiện một cách rõ ràng phương thức kết chuyển tiền mặt giữa các công ty trong một tập đoàn nhằm mục đích tối ưu hoá nguồn vốn.
Vướng mắc điều kiện cho vay tập đoàn đa quốc gia
BWG đưa ra một số kiến nghị liên quan đến Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức Tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Đối với khách hàng là các công ty con tại Việt Nam của tập đoàn đa quốc gia, công ty con của tập đoàn kinh tế Việt Nam, nhóm vẫn còn vướng mắc về điều kiện vay vốn của các đối tượng này để ngân hàng cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, BWG cũng đưa ra một số thắc mắc liên quan đến quy định về hình thức tự thu nợ gốc, lãi tiền vay trong trường hợp quá hạn được quy định tại Điều 18.4 của Thông tư 39. Về vấn đề này, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch nghiên cứu và tách riêng quy định với khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp theo hướng phù hợp.