Đề xuất đưa chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện
Giá heo giảm sâu, người nuôi thua lỗ nặng. |
Kêu gọi doanh nghiệp “cứu” người nuôi heo
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đầu tiên là do cung của thị trường đã vượt cầu. Hai mươi năm qua, chúng ta đã mở ra sức sản xuất lớn cho chăn nuôi, trong đó có thịt lợn. Riêng đối với sản phẩm sữa, sức sản xuất trong nước đã tăng 15 lần, từ 51.000 tấn đến nay đã đạt 800.000 tấn. Thịt các loại tăng trên 3 lần, từ 1,8 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn.
Về tăng trưởng cơ cấu sản phẩm thực phẩm, 20 năm trước, tỷ trọng thịt lợn trong bữa cơm gia đình chiếm tới 60% thì nay các sản phẩm khác như thịt bò, thịt dê, trứng, sữa… đã dần tăng lên. Như vậy, gây áp lực lớn tới ngành chăn nuôi heo.
Nguyên nhân thứ ba, theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp là khâu tổ chức ngành hàng chăn nuôi chưa tốt khi vẫn còn trên 55% số cơ sở chăn nuôi ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ với khoảng 3 triệu hộ. Đây là nguyên nhân dẫn tới giá thành cao, khó kiểm soát chuỗi, tách rời các khâu nuôi trong chuỗi giá trị nên khi diễn biến thị trường không tốt đã gây áp lực đầu tiên lên những hộ chăn nuôi này.
“Yếu nhất là khâu chế biến”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Trừ một số doanh nghiệp lớn, có chế biến sâu thì còn lại hầu hết tiêu thụ sản phẩm theo dạng truyền thống, bán tươi, giết mổ xong bán.
Đối với thị trường xuất khẩu thì sản phẩm thịt lợn mới đi một số ít thị trường, lượng ít như lợn sữa đi Singapore, Hồng Kông. Thị trường Trung Quốc là nơi tiêu thụ thịt lớn nhất thì lại chưa làm được...
Để ổn định ngành chăn nuôi, trước mắt, Bộ trưởng đề ra giải pháp các doanh nghiệp giảm yếu tố đầu vào như cám, giống, thuốc thú y trên cơ sở rà soát công tác quản trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có dây chuyền chế biến, kho lưu trữ, tập trung mua sản phẩm, chế biến và tạm trữ một phần. Ví dụ Dabaco tiêu thụ 1 triệu trứng/ngày, cố gắng mua và dự trữ tạm thời.
Hiện, ngân hàng đã giãn nợ, yêu cầu cơ quan chuyên môn nghiên cứu giải pháp tạm dừng việc tạm nhập tái xuất về thịt lợn quá cảnh. Tạo dư địa thị trường cho tiêu thụ, tập trung giải pháp an toàn dịch bệnh…
“Trong lúc này phải có trách nhiệm chia sẻ với người nuôi, đây là biện pháp nuôi dưỡng thị trường của chúng ta. Cả một quá trình đồng hành 20 năm thắng lợi, tới lúc rủi ro thì phải chia sẻ bằng cách rà soát lại tất cả công đoạn quản trị, quy trình, toàn bộ cơ cấu. Thậm chí lúc này không lấy lãi nữa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về lâu dài, theo Bộ trưởng, giải pháp căn cơ nhất là nhanh chóng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm quy mô, đặc biệt là giảm số heo nái. Theo đó, cố gắng tới năm 2019 giảm đàn heo nái từ 4,2 triệu còn 3 triệu con nhưng tăng chất lượng để hạ giá thành.
Bên cạnh đó, tập trung tổ chức lại ngành này theo hình thức chăn nuôi tập trung. Theo đó, tổ chức lại các hộ nông dân chăn nuôi dưới dạng tổ hội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ. Một số bộ phận nông hộ có điều kiện có thể chuyển sang chăn nuôi đại gia súc như nuôi trâu, bò, dê để phù hợp với cơ cấu sản phẩm. Đồng thời tập trung mở thị trường xuất khẩu.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho hay, hiệp hội sẽ kêu gọi tất cả các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm giá, chia sẻ khó khăn với nông dân. “Nếu các hộ chăn nuôi chết thì các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ là đống sắt vụn”, ông Lịch nói.
Đề xuất chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp khẳng định đã có hỗ trợ cho người chăn nuôi. Ông Phạm Văn Học, Phó chủ tịch Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam, cho hay công ty đã chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi qua biện pháp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, giảm giá bán từ 5-7%. Về giống, từ khi giá thực phẩm, giá lợn sụt giảm sâu, bản thân Dabaco giảm giá giống, tăng cường biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi về kỹ thuật…
Cũng theo ông Học, trước đó Dabaco đã đưa ra dự báo là giá heo sẽ giảm mạnh năm 2017 do tốc độ tái đàn chóng mặt. Tuy nhiên, thông tin truyền tải chưa được quyết liệt, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại rất mơ hồ về thông tin thị trường, cứ thấy giá cao lại tái đàn, đến giờ giá giảm thê thảm ngoài sức tưởng tượng.
Do đó, Dabaco kiến nghị Bộ Nông nghiệp xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường. Nghiên cứu ngừng nhập khẩu thịt để dành thị phần cho thị trường nội địa.
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp kết hợp với Bộ Ngoại giao tăng cường đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài thông qua đại sứ quán, tìm thị trường cho sản phẩm lợn thịt.
Hiện nay, với 50% hộ chăn nuôi là nhỏ lẻ, kiểm soát tăng đàn khó cần phải siết chặt điều kiện về chăn nuôi nhằm hạn chế tình trạng phát triển ồ ạt và giải quyết vấn đề về môi trường.
Trong khi đó, ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Đầu tư Anh Dũng, nhấn mạnh: “Dứt khoát ngành này là ngành kinh doanh có điều kiện, không thể cứ muốn là mở…”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/