|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Để bảo hiểm xã hội thực là 'của để dành'

15:25 | 14/05/2018
Chia sẻ
Khi nền kinh tế tạo ra việc làm cho lực lượng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ xuất phát từ nhu cầu và quyền lợi người lao động.
de bao hiem xa hoi thuc la cua de danh Chính phủ muốn phát hành trái phiếu nhận nợ với Bảo hiểm Xã hội
de bao hiem xa hoi thuc la cua de danh 'Không có chuyện đến năm 2025 quỹ bảo hiểm xã hội mất cân đối thu chi'
de bao hiem xa hoi thuc la cua de danh

Khi nền kinh tế tạo ra việc làm cho toàn bộ lực lượng lao động thời kỳ dân số vàng, việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ xuất phát từ nhu cầu và quyền lợi sát sườn của người lao động.

Mục tiêu kép

Không phải ngẫu nhiên, nhiều khuyến nghị của World Bank về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được lắng nghe. Những điểm chính trong Đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đang được bàn thảo ghi nhận đóng góp của chuyên gia nước ngoài ở các điểm: điều chỉnh tuổi hưu; lương hưu theo hướng chia sẻ, theo đó, tăng lương hưu với tỉ lệ thấp hơn tăng tiền lương, tỉ lệ điều chỉnh lương hưu tăng theo chỉ số lạm phát; điều chỉnh tỉ lệ tích lũy để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp thông lệ quốc tế; tăng độ phủ của bảo hiểm xã hội trên cả 2 phương diện, tăng số lượng người tham gia và tăng số lượng người được hưởng trợ cấp.

Những cải cách nói trên nhằm tới mục tiêu kép: đảm bảo tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội và đảm bảo nâng tới mức tối đa số người thụ hưởng chính sách này, giảm áp lực lên xã hội trong xu hướng dân số Việt Nam ngày càng già hóa.

Nhìn một cách lạc quan, những tính toán nói trên quả thật cũng có nhiều cơ sở. Lựa chọn chỉ tăng lương hưu theo tỉ lệ lạm phát, vốn đang được chính người dân kiểm soát rất tốt hiện nay, nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội vừa không cần phải gồng mình chi trả theo các đợt điều chỉnh lương như trước mà vẫn đảm bảo nguồn thu ổn định từ chính sách này. Cùng với đó, điều chỉnh tăng tuổi hưu đồng thời giảm tốc việc chi trả lương hưu từ quỹ, giảm số người và số năm thụ hưởng bảo hiểm xã hội; mặt khác, tối đa hóa mức đóng góp của doanh nghiệp và người lao động. Xét theo lý thuyết, bài toán cần hóa giải chỉ còn là việc cân đối thu - chi và tính cách sinh lợi một cách an toàn ngân quỹ bảo hiểm xã hội, tránh giẫm vào vết xe đổ nguy cơ thất thoát 1.500 tỉ đồng như món nợ của Công ty Cho Thuê Tài chính I, II bị công luận chỉ trích vào năm 2017.

Khi nền kinh tế tạo ra việc làm cho toàn bộ lực lượng lao động thời kỳ dân số vàng, việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ xuất phát từ nhu cầu và quyền lợi Không dễ dàng thuyết phục người lao động đóng thêm nhiều năm bảo hiểm hơn để nhận được số năm nghỉ ngơi ít hơn so với dự định trước đó của họ. Có thể thấy, khu vực lao động chân tay sẽ phải gánh chịu thiệt thòi hơn cả. Trong khi đó, phần lợi thuộc về nhóm công, viên chức nhà nước. Ngoài ra, kéo dài tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc hạn chế bớt cơ hội việc làm của những người mới bước vào tuổi lao động.

Như vậy, nếu tình hình kinh tế xã hội chưa có gì đột phá, dân số vàng sẽ thành gánh nặng trước cả viễn cảnh dân số già. Sự phản đối gay gắt đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu ngay từ khi nó được lần đầu đưa ra vào năm 2014 là tấm gương phản ánh các mối tâm tư nêu trên.

Thêm vào đó, dù việc giảm lương hưu dựa trên tính toán lại tỉ lệ hưởng lương và phần điều chỉnh mỗi khi tăng lương một cách công khai, minh bạch, người ta sẽ viện dẫn ngay lý lẽ của sự công bằng. Chính họ, đặc biệt là lao động thuộc khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, đã thực hiện nghiêm chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội để trả lương hưu cho đội ngũ công, viên chức, lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước suốt nhiều năm qua. Khi doanh nghiệp nhà nước đã bị nhận diện “đóng góp nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia” nhưng những lao động thuộc khu vực này vẫn được hưởng chế độ hưu trí tốt hơn, điều này xem ra vẫn rất khó thuyết phục dư luận.

Trao đổi với NCĐT, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri, Viện phó Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, cho rằng khó có thể đưa ra một dự báo tương đối chính xác để thiết kế chính sách bảo hiểm xã hội nếu thiếu các tham số đầu vào. Các thông tin cần phải công khai để tính toán gồm cơ cấu dân số, cơ cấu nền kinh tế, xu hướng phát triển trong tương lai của cả 2 yếu tố trên. Quan trọng không kém là tình hình thực tế của quỹ bảo hiểm xã hội, thâm hụt vì nguyên nhân khách quan do tỉ lệ đóng và chi trả, thâm hụt vì lý do chủ quan như trường hợp của Công ty Cho Thuê Tài chính I, II đã nêu ở trên.

de bao hiem xa hoi thuc la cua de danh

Thiếu tham số

“Nếu muốn dự báo mức thu chi bảo hiểm xã hội 5 năm tới, phải có số liệu trong 15 năm, muốn dự báo tương lai 10 năm thì phải có số liệu 30 năm. Chỉ như vậy, các chuyên gia mới có thể đưa ra được những con số tương đối chính xác. Đó là còn chưa kể thay đổi trong quan điểm về an sinh xã hội của Nhà nước. Ví dụ, từ trước tới nay, Việt Nam luôn ưu tiên khối công an, quân đội, với hệ số lương cao gấp đôi cơ quan hành chính. Điều này có tiếp tục được duy trì?”, ông Nguyễn Hữu Tri phân tích.

Điểm khó nhất hiện nay là nhiều vấn đề liên quan tới thu chi, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội vẫn “bí ẩn”, ngay cả đối với các vị chuyên gia. Chưa thực hiện đầy đủ công khai minh bạch không chỉ làm khó việc thuyết phục người dân tin tưởng vào chính sách mới mà còn gây ra nhiều hoài nghi về khoảng cách xa vời giữa chính sách và thực tế. Đối diện với nhiều câu hỏi chưa tìm được lời đáp thỏa đáng nói trên, con đường đi tìm đáp số cho việc sử dụng hợp lý và an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội đương nhiên phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế. Chiếc chìa khóa vạn năng chính là một nền kinh tế phát triển, có nội lực. Khi đó, những vướng mắc sẽ được hóa giải hoặc dung hòa theo cách này hoặc cách khác.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ xuất phát từ nhu cầu và quyền lợi sát sườn của người lao động chứ không phải do nhiều lời hiệu triệu. Quỹ bảo hiểm xã hội, vì thế, sẽ có được nguồn thu tốt. Các hoạt động đầu tư theo đúng quy định của pháp luật từ nguồn tín dụng của quỹ này cũng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 70% người dân chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết của Bộ Chính trị không đạt được...

Điểm nghẽn xuất phát từ cơ cấu nền kinh tế tạo nên thực trạng lao động trong khu vực nông nghiệp và phi chính thức, nhóm đối tượng chưa có tiềm lực hay điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội vẫn chiếm số lượng lớn cũng sẽ được khơi thông. Cơ hội việc làm mở ra nhiều hơn với nhóm đối tượng này, cộng với nguồn thu ngân sách tăng trưởng đồng hành cùng sự phát triển của nền kinh tế sẽ giúp cho giấc mơ nhóm dân số này được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội gần với sự thật hơn.

Nói như chuyên gia Nguyễn Hữu Tri, kịch bản lý tưởng trong vấn đề bảo hiểm xã hội chỉ xảy ra trong một nền kinh tế tiến dần tới thịnh vượng. Nếu không được như vậy, phải thừa kế cho đời sau những nền tảng, tiềm lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách căn cơ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Hạnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.