Đầu tư vào công ty tài chính – Miếng mồi hấp dẫn?
Gần đây nhất Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (SMTB) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận về việc mua lại 49% cổ phần vốn điều lệ của Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC). Theo đó, công ty tài chính này sẽ được đổi tên thành Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL).
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Nguồn: BIDV) |
Năm 2013, HDBank đã mua lại 100% vốn của Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) để biến nó thành công ty con và đổi tên thành HDFinance. Đến năm 2015, Tập đoàn Tài chính Credit Saison của Nhật đã mua lại 49% vốn của HD Finance và đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD Saison.
Tháng 5/2014, VPBank mua lại thành công Công ty TNHH một thành viên Tài chính than - khoáng sản Việt Nam (CMF) và sau này đổi tên thành FE Credit, hiện vốn điều lệ của FC Credit đạt 2.790 tỷ đồng.
Sau đó nhiều ngân hàng đã có những động thái tương tự như Techcombank mua lại Công ty tài chính cổ phần Hóa Chất, chuyển thành Công ty tài chính TNHH MTV Kỹ thương (Techcom Finance); MBBank nhận sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Sông Đà thành lập Công ty Tài chính TNHH MTV MB; Maritime Bank mua lại CTTC Cổ phần Dệt may Việt Nam và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Cuối năm 2016, SHB cũng đã hoàn tất thương vụ sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex – Viettel (VVF) sau hai năm theo đuổi, thành lập Công ty tài chính tiêu dùng SHB, với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Không nằm ngoài cuộc chơi, ACB cũng lên kế hoạch phương án mua lại công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTFinance), tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức nào về vụ thâu tóm này.
Việc mua và sát nhập các công ty tài chính trong thời gian vừa qua cho thấy triển vọng phát triển của lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Trong 10 năm vừa qua, thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.
Theo tổng hợp của NHNN, trong năm 2016 các công ty tài chính, cho thuê có tốc độ phát triển mạnh nhất trong toàn bộ các loại hình các tổ chức tín dụng khác. Tổng tài sản của loại hình này tăng 30,2% trong năm 2016 vượt qua mức 27,9% trong năm 2015. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt mức cao nhất trong toàn hệ thống tương ứng với các mức 3,2% và 14,8%.
Đây có thể được xem là một miếng mồi hấp dẫn và là bước đi khôn ngoan cho các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các ngân hàng bởi họ có thể tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có, đối tác, khách hàng, hệ thống công nghệ,… Điều này có lợi hơn rất nhiều so với việc thành lập một công ty mới. Mặt khác, hướng đi này cũng được NHNN khuyến khích thực hiện để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Minh bạch hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
Thông tư số 43/2016/TT-NHNN chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 góp phần làm minh bạch hóa các hoạt động cho vay ... |
Thông tư 43: Áp trần cho vay tiêu dùng 100 triệu đồng đã hợp lý?
Trong nội dung về cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN, hoạt động cho vay của công ... |
ACB 'để mắt' tới công ty tài chính PTFinance?
Đầu tháng 8/2016, HĐQT của Ngân hàng Á Châu từng lên phương án mua lại công ty tài chính MTV Bưu điện. Tuy nhiên, như ... |
FE Credit vay 100 triệu USD từ Credit Suisse
Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Thương hiệu FE CREDIT) vừa hoàn tất thủ tục vay vốn trị giá ... |