|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, doanh nghiệp niêm yết nào bị ảnh hưởng?

09:13 | 18/08/2017
Chia sẻ
Vinacafe Biên Hòa và NGK Chương Dương có thể là những doanh nghiệp niêm yết bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt. Trong khi đó, Vinamilk hay GTNFoods lại không bị tác động.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), và thuế tài nguyên.

Đáng chú ý, đối với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính đề xuất tập trung sửa đổi 4 nội dung. Trong đó, đề nghị bổ sung nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền đóng gói, trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019.

Vinacafe Biên Hòa và NGK Chương Dương có thể bị ảnh hưởng

Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (Mã: VCF) - công ty con của Tập đoàn Masan, chủ yếu sản xuất mặt hàng như cà phê tan, ngũ cốc dinh dương và nước giải khát…

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Cơ cấu sản phầm của VCF (Nguồn BCTN VCF)

Năm 2016, Vinacafe Biên Hòa đạt doanh thu thuần 3.310 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015 và vượt 16% kế hoạch, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Lợi nhuận sau thuế 381 tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch đề ra.

Trong năm, công ty ghi nhận mức tăng trưởng tốt của Nước tăng lực vị cà phê Wake – up 247, công ty đang hướng đến mục tiêu đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu ở mặt hàng này. Ngoài ra hai ngành hàng Nước giải khát và Ngũ cốc của công ty cũng đang đóng góp hiệu quả hoạt động tốt giúp cải thiện lợi nhuận gộp toàn công ty.

Năm 2017, Vinacafe đặt kế hoạch doanh thu 3.300 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kết quả năm 2016 tuy nhiên lợi nhuận dự kiến cải thiện lên 380 tỷ đồng.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Các khoản thuế VCF phải nộp năm 2016

Tình hình nộp thuế trong năm 2016, công ty ghi nhận 414 tỷ đồng tiền thuế phát sinh trong đó thuế giá trị gia tăng đang là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ lệ 78,5%. Năm 2016, VCF phải đóng ngân sách Nhà nước 326 tỷ đồng tiền thuế VAT, gần 81 tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và khoảng 7 tỷ đồng các loại thuế khác, trong đó không có thuế tiêu thụ đặc biệt.

Một doanh nghiệp nước giải khát khác là CTCP NGK Chương Dương (Mã: SCD) với thương hiệu nước có gas Sá xị Chương Dương dẫn đầu thị trường dự cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh.

Với hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực giải khát, hiện tại Chương Dương đang sở hữu trong hệ thống hơn 400 đại lý phân phối, siêu thị và hàng ngàn điểm bán lẻ cấp 1 cấp 2 tập trung trong địa bàn Tp. HCM, Long An, Bình Dương…

Từ đầu năm 2016, công ty củng cố mở rộng thị trường qua các tỉnh miền Đông, miền Trung, miền Bắc và khu vực sông Hậu nhằm tránh tình trạng mất cân đối các đại lý giữa các vùng miền.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Nước giải khát Chương Dương

Công ty hiện tại đang sản xuất ngắm vào 2 mặt hàng chính là nước giải khát có gas (6 sản phầm chủ lực) và nước giải khát không gas (2 sản phẩm).

Năm 2016, Chương Dương đạt tổng doanh thu 460,5 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2015 tuy nhiêm chỉ đạt 95% kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế đem về 30 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Trong năm 2017, công ty dự kiến nâng mức doanh thu lên 494 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế ước đạt được 38 tỷ.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Các khoản thuế SCD phải nộp trong năm 2016

Tổng các khoản thuế phát sinh tăng trong năm 2016 là 35 tỷ đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng nộp 15,2 tỷ đồng, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng lần lượt khiến SCD phải chi ra khoản tiền 11 tỷ đồng và gần 8 tỷ.

Cả hai doanh nghiệp nói trên đều hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát, cà phê tan… và hiện tại không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, nếu như đề xuất áp dụng thuế đối với nước ngọt, nước có gas… của Bộ Công Thương được chấp thuận, cơ cấu nộp thuế của hai doanh nghiệp này cũng như các doanh nghiệp nước giải khát khác sẽ phải thay đổi, bổ sung một khoản thuế chiếm tỷ trọng lớn vào trong danh mục.

Nhìn về bản chất thuế tiêu thu đặc biệt, các công ty sản xuất sẽ không chịu trực tiếp loại thuế này, thay vào đó công ty có thể chuyển phần thuế đó vào giá bán khiến cho giá sản phẩm tăng đáng kể, đối tượng chịu trực tiếp lại là người tiêu dùng. Việc buộc phải tăng giá bán này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược bán hàng, định vị, truyền thông, chiến lược sản phẩm… của các công ty cũng như thêm vào đó là việc cạnh tranh mạnh hơn đến từ các mặt hàng thay thế không chịu thuế như các sản phẩm nước ép quả và sữa…

Doanh nghiệp nào có thể hưởng lợi?

Ở chiều ngược lại, sữa và nước ép quả nguyên chất không chịu thuế thu nhập đặc biệt. Trên sàn chứng khoán, cái tên được kể đến có thể là CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (Mã: VNM).

"Ông lớn" ngành sữa Việt Nam hiện đang có giá trị thị trường ước khoảng 182.303 tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD Mỹ.

Các sản phẩm của Vinamilk ngoài sữa nước (thị phần lớn nhất cả nước trên 51%) còn có sữa đậu nành, nước ép quả… trong đó nhiều mặt hàng không nằm trong danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Sản phẩm nước giải khát của Vinamilk trên trị trường

Năm 2016, Vinamilk đạt tổng doanh thu 46.965 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đem về 11.328 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch đề ra.

Về tình hình nộp thuế trong năm, VNM phát sinh khoản thuế phải nộp 4.400 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế giá trị gia tăng 2.000 tỷ đồng (chiếm 45,5%) và thuế thu nhập doanh nghiệp 1.883 tỷ đồng (chiếm 42,8%).

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Các khoản thuê phải nộp của Vinamilk trong năm 2016

Một doanh nghiệp khác cũng có khả năng được hưởng lợi nếu thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào nước ngọt được thông qua là CTCP GTNFoods (Mã: GTN) với sản phẩm chủ lực sữa Mộc Châu và trà Vinatea.

GTN từng thực hiện mua bán sáp nhập một loạt doanh nghiệp có tên tuổi năm 2016 và sau đó thực hiện cải tổ lại hệ thống, gia tăng hiệu quả hoạt động.

Công ty hiện đang nắm 51% vốn cổ phần sữa Mộc Châu và tới 95% cổ phần Vinatea. Trong năm 2016, công ty con sữa Mộc Châu đạt doanh thu 2.280 tỷ đồng, lợi nhuận thuần 203 tỷ, tổng sản lượng sữa tung ra thị trường 100.000 tấn. Sản phẩm chính của Mộc Châu Milk hiện tại là sữa nước và các sản phẩm liên quan.

Với mảng chè, công ty đạt tổng doanh thu 375 tỷ đồng và đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh, đẩy nhanh định vị thương hiệu.

GTN hiện tại cũng không phải là doanh nghiệp phải gánh các khoản thuế nặng, tổng mức thuế phải nộp ngân sách năm 2016 là hơn 71 tỷ đồng, trong đó riêng thuế VAT đã chiếm hơn 52 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp vào khoảng gần 7 tỷ đồng.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
Các khoản thuê phải nộp của GTN trong năm 2016

90% thị phần nước giải khát trong tay 3 "ông lớn"

Ở Việt Nam, 90% thị phần nắm trong tay các “ông lớn” ngành giải khát. Hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Coca Cola, Pepsi đang chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần nước giải khát có gas. Trong khi đó, với phân khúc nước uống giải khát không gas thì duy nhất hiện có Tân Hiệp Phát của Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn trong nước vẫn đang chi phối.

Báo cáo của Hiệp hội bia rượu-nước giải khát cho biết, đến thời điểm giữa năm 2016, thị phần ngành nước giải khát hiện do Coca Cola chiếm lĩnh trên 41%, PepsiCo khoảng 22,7% trong khi Tân Hiệp Phát là 25,5%, số còn lại khoảng 10,5% thuộc về các cơ sở nhỏ lẻ khác.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao
90% thị phần nước ngọt nằm trong tay 3 "ông lớn"

Như vậy, ngoài các doanh nghiệp niêm yết chỉ nắm giữ phần nhỏ thị trường, những doanh nghiệp chưa niêm yết trên mới là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ thuế thu tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, thị trường nước giải khát Việt Nam lại đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng tốt từ 6 - 7%/năm.

Theo ông Vũ Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu - nước giải khát cho biết, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam đang có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư. Bởi lẽ, các nước lớn như Pháp, Nhật Bản... cũng chỉ kỳ vọng mức tăng trưởng trên thị trường nội địa khoảng 2% mỗi năm thì Việt Nam trong những năm gần đây vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng từ 6-7%. Do vậy sức hấp dẫn này cũng là niềm ước mơ của nhiều ngành công nghiệp lớn trên thế giới.

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao Xem xét chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT

Bộ Tài chính đã hoàn thành dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Tiêu thụ đặc biệt, ...

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải

Bộ Tài chính đã chính thức công bố đề xuất tăng mức thuế TTĐB đối với dòng xe bán tải lên bằng 60% thuế suất ...

chiu thue tieu thu dac biet co phieu giai khat bien dong ra sao Đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%, nước ngọt chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng lên 12% áp dụng ngay từ năm 2019 và đề ...

Bạch Mộc