|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đại gia bán lẻ đổ bộ, 'mỏ vàng' tín dụng tiêu dùng càng lớn mạnh

12:23 | 12/07/2017
Chia sẻ
Dư địa cho tín dụng tiêu dùng của Việt Nam còn rất lớn với nhiều yếu tố hỗ trợ từ dân số, tăng trưởng kinh tế. Đặt biệt từ khi các tên tuổi bán lẻ lớn nước ngoài như CircleK, Shop&Go, FamilyMart, BigC, Fivimart, Aeon, Lotte, Parkson.. cùng doanh nghiệp nội địa như Vinmart, Coopmart, Thế giới di động mở cửa.

Theo số liệu được công bố tại buổi tọa đàm về thị trường tài chính tiêu dùng với chủ đề “Phát triển tài chính bán lẻ – cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” sáng 12/7, dư địa cho tín dụng tiêu dùng của Việt Nam còn rất lớn với nhiều yếu tố hỗ trợ từ dân số, tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam có quy mô dân số 92 triệu người, 70% đang ở độ tuổi 15 đến 64, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6%, đây đều là những yếu tố quan trọng cho thấy thị trường hàng hóa tiêu dùng Việt Nam hấp dẫn rất lớn.

Ông Nguyễn Tú Anh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, tỷ trọng tiêu dùng trên GDP của Việt Nam tăng rất nhanh từ 52,5% vào năm 2005 lên đến đỉnh điểm 77,7% vào năm 2009.

10 năm qua, các tên tuổi bán lẻ lớn của nước ngoài như CircleK, Shop&Go, FamilyMart, BigC, Fivimart, Citimart, Simply Mart, Aeon, Lotte, Parkson, Takashimaya, Metro.. cùng doanh nghiệp bán lẻ nội địa lớn như Vinmart, Coopmart, Thế giới di động… Đây rõ ràng là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.

dai gia ban le do bo mo vang tin dung tieu dung cang lon manh
Đại gia bán lẻ ngoại không ngừng đổ bộ vào Việt Nam.

Theo chuyên gia, giai đoạn 2011-2014 tốc độ tăng trưởng thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam đạt xấp xỉ 30%/năm và 2015 đạt 59%.

Tổng dư nợ vay cho vay tiêu dùng được cấp cho khác hàng năm 2015 là 583 nghìn tỷ đồng, tương đương 20,5% giá trị tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và hộ gia đình. Nếu không tính các khoản vay mua nhà và sửa chữa nhà ở (như thông lệ của các nước trên thế giới) thì tổng mức dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2015 đạt 272.241 tỷ đồng (tương đương 6,62% GDP), vượt Trung Quốc (6%), Nhật Bản nhưng thấp hơn nhiều so với Mỹ (17%), Châu Âu (14%), Hàn Quốc (trên 20%).

Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cập nhật con số tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Dự báo mới đây của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng thể hiện quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ vào năm 2019. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng liên tục từ 20% - 30%/năm từ năm 2010, con số này có thể đạt được sớm hơn so với dự báo.

Ông Đặng Thanh Hùng – Đại diện FE Credit đưa con số tính đến tháng 6/2017 của Stoxplus, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng trên GDP của Việt Nam là 9,8%, vẫn còn thấp so với các nước khác như Malaysia (14%), Anh (16%), Mỹ (23%).

Tiến Vũ