Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên lạm dụng khai khoáng để tăng trưởng kinh tế
Chiều nay (11/1) đã diễn ra Hội thảo Kinh tế vĩ mô - Đối thoại chính sách về "Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam: Những thách thức và động lực mới" nằm trong chuỗi sự kiện "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2018" do Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức.
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hoàng Kiều) |
Chia sẻ tại Hội thảo, Cựu ngoại trưởng Mỹ nhận định Việt Nam không nên tăng trưởng kinh tế dựa trên lạm dụng khai thác khoáng sản. Ông cho biết Việt Nam cần trở thành một đối tác cạnh tranh công bằng, dịch chuyển nhanh hơn so với đối thủ, cần chấp nhận rủi ro nhưng cần tính toán, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang gặp thách thức lớn về vấn đề năng lượng, môi trường.
Cũng liên quan đến vấn đề tài nguyên, ông Phùng Quốc Hiển – Uỷ viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng phát biểu tại Hội thảo rằng Chính phủ nên điều chỉnh thuế tài nguyên, đánh thuế cao vào tài nguyên không tái tạo được đặc biệt đánh cao hơn ở thuế môi trường.
Phiên thảo luận của các chuyên gia tại Hội thảo (Ảnh: Hoàng Kiều) |
Tại phiên thảo luận, ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Việt Nam đưa ra 4 điểm Chính phủ cần ưu tiên để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thứ nhất, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Cải cách thể chế là yếu tố nền tảng thành công bên cạnh cải thiện khuôn khổ pháp lý. Vấn đề tiếp theo là cơ sở hạ tầng và cuối cùng là cần tập trung phát triển nguồn nhân lực đặc biệt trong cuộc Cách mạng 4.0.
Nói về cách thức để một quốc gia mở như Việt Nam có thể chống chịu được với cú sốc từ bên ngoài, ông Jonathan Dunn - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tại Việt Nam cho biết nhiều nước như Thái Lan, Nhật bản từng coi cú sốc là vùng đệm để tạo ra bước phát triển mới.
Ông nhận định để tăng thu cho Chính phủ thì Việt Nam cần tạo ra một chính sách tài khoá tốt hơn. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ ngoại hối kỷ lục, kinh tế phát triển nhanh nên hiện tại không cần các chính sách kích thích kinh tế quá mạnh. Chính phủ cần lưu ý chuyển sang chính sách ít cực đoan hơn, ổn định lại khu vực ngân hàng như tăng vốn cho ngân hàng thuộc nhà nước.
Bổ sung thêm ý kiến của Trưởng đại diện IMF, ông Phùng Quốc Hiển – Uỷ viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bên cạnh việc nâng cao hiệu quả đầu tư công, còn phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, xây dựng chính sách tài khoá. Việt Nam cần vận hành chính sách tài khoá làm sao tiến tới cân đối thu chi ngân sách, giảm nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Nói về các quyết sách giúp tăng cường sức bền của kinh tế Việt Nam trước cú sốc bên ngoài. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra rằng trước hết cần nâng cao năng suất lao động đi liền áp dụng khoa học công nghệ đặc biệt trong nền Cách mạng 4.0 làm sao để phát triển thành nền kinh tế số.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tái cơ cấu kinh tế trong từng ngành, doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh đi liền với nó là tiết giảm chi phí (đầu tư công, chi phí ở doanh nghiệp). Điều đáng quan tâm nữa được Thủ tướng đưa ra là công cuộc chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/