Cú ngã đau của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam
Indonesia xác nhận nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo Việt Nam, Thái Lan |
Ảnh minh họa. Nguồn: Cuộc thi Ảnh hàng Việt do báo DNSG tổ chức |
Đây là gói thầu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) mở ngày 22/5 theo hình thức chính phủ – tư nhân (G2P) mà kết quả đấu thầu là một bất ngờ lớn.
Tham gia buổi đấu giá gạo tại Philippines lần này đều là những đại gia gồm Vinafood 1, Vinafood 2, Công ty cổ phần Gentraco, Công ty cổ phần Quốc tế Gia, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long… Vậy mà chỉ duy nhất Công ty Olam trúng 37.500 tấn với giá 463,1 USD/tấn, còn lại các doanh nghiệp Thái Lan trúng 6 lô trong khi doanh nghiệp Việt Nam không trúng lô nào. Đó là kết quả mà không ai có thể ngờ tới.
Giá trần do NFA đưa ra là 498,25 USD/tấn. Giá bỏ thầu của Thái Lan được lũy tiến từ giá thấp nhất là 460 USD/tấn lên đến 465 USD/tấn,… tất cả đều có sự sắp xếp. Trong khi đó, giá của các công ty Việt Nam bỏ cách Thái Lan trên 10 USD/tấn, thậm chí có công ty bỏ giá 479 USD/tấn.
Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam bỏ giá cao hơn các doanh nghiệp Thái Lan là vì tại thời điểm diễn ra đấu thầu, giá gạo trong nước của Thái Lan đang thấp hơn nhiều so với giá gạo trong nước của Việt Nam. Điều này giúp các công ty Thái Lan có ưu thế thắng thầu.
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, cần nghiên cứu yếu tố trúng thầu của Thái Lan, khi giá của họ còn thấp hơn giá thành sản xuất gạo của Việt Nam hiện nay.
Căn cứ vào tình hình sản xuất, lượng hàng tồn kho, thời gian giao hàng… và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đồng hành cùng các doanh nghiệp tham dự thầu với tinh thần đảm bảo giá trúng thầu phải có hiệu quả cho doanh nghiệp và cho người sản xuất, đồng thời giữ uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hợp đồng.
Diễn biến thị trường và tình hình sản xuất lương thực trong thời gian tới còn phức tạp nên cần theo dõi để có định hướng trong sản xuất và kinh doanh. Tất nhiên không ai muốn tham gia tranh giành để gánh lấy thua lỗ, nhưng để có được giá bán thấp thì phải xem lại các chi phí đầu vào, trong đó có chi phí trung gian còn cao và bộ máy quản lý cồng kềnh.
Chung quanh sự thất bại lần này, có người lý giải theo “A Q chủ nghĩa” rằng như vậy là còn may, vì nếu trúng thầu thì nguy cơ thua lỗ sẽ xảy đến với các doanh nghiệp trúng thầu.
Thực tế cho thấy nguyên nhân thua thầu lần này còn do thiếu sự điều hành sâu sát, không thống nhất trong nội bộ ngành hàng xuất khẩu gạo.
Thêm một lần nữa thất bại lần này cho thấy VFA chưa phát huy vai trò của mình mà trông chờ vào ý kiến chỉ đạo của Bộ Công thương, trong khi Bộ này không có chức năng điều hành đấu thầu tư nhân, còn doanh nghiệp thì tự bơi và tự quyết định giá bỏ thầu của đơn vị mình.
Điều đáng nói là lần mở thầu này của Philippines trùng với thu hoạch vụ Hè Thu, cho nên việc thua trắng Thái Lan là một bài học đắt giá. Trong lịch sử đấu thầu quốc tế, Việt Nam chưa bao giờ thua thê thảm như thế!
Cần nhìn thẳng vào sự thật, tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, để rút kinh nghiệm cho những lần đấu thầu sau.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/