|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Condotel: Muốn công nhận phải chờ sửa nhiều luật

07:44 | 17/11/2017
Chia sẻ
Thời gian qua, đã có nhiều ý kiến kiến nghị từ thị trường về việc cấp sổ đỏ cho sản phẩm căn hộ - khách sạn (condotel). Tuy nhiên, để thực hiện việc này không đơn giản, vì liên quan tới nhiều văn bản luật khác nhau.
condotel muon cong nhan phai cho sua nhieu luat
Việc cáp Giấy chứng nhận quyền sở hữu condotel hiện nay gần như không thể. Ảnh: Lê Toàn

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), condotel là một trong những dòng sản phẩm thiết yếu cho phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam, nên cần được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc thiếu hành lang pháp lý có thể đem lại nhiều rủi ro cho cả chủ đầu tư và người mua sản phẩm.

Vì những rủi ro về pháp lý, nên thời gian qua, các hiệp hội bất động sản liên tục kiến nghị Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người mua sản phẩm condotel trong các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Riêng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trước thềm các sự kiện quan trọng của Chính phủ đều có văn bản kiến nghị và nhấn mạnh nhu cầu bức thiết công nhận quyền sử dụng ổn định lâu dài cho condotel.

Cho đến nay, kiến nghị của HoREA vẫn đang được các cấp xem xét, nhưng vấn đề khá phức tạp bởi vướng ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ pháp luật xây dựng, đất đai cho đến tài chính.

Cụ thể, Điều 10, Luật Đất đai 2013 quy định phân loại đất bao gồm hai nhóm là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Trong đất phi nông nghiệp có đất ở, đất an ninh quốc phòng, đất sản xuất, kinh doanh... Hiện các dự án bất động sản nghỉ dưỡng được đặt trong các khu vực được quy hoạch đất thương mại dịch vụ. Condotel là loại căn hộ hỗn hợp vừa là đất để ở, vừa là đất thương mại, dịch vụ. Vì vậy, cơ quan đăng ký đất đai không thể cấp giấy chứng nhận là đất ở.

Trước các mắc mứu này, đã có đề xuất bổ sung thêm loại hình đất ở không hình thành đơn vị ở để cấp giấy chứng nhận cho condotel. Tuy nhiên, việc này cũng không đơn giản, vì muốn bổ sung vẫn liên quan đến việc sửa luật.

Ngoài ra, về pháp luật xây dựng, chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể đối với với loại hình công trình condotel. Trong khi về tài chính đất đai, chưa có quy định về thu tiền sử dụng đất đối với đất hỗn hợp để phù hợp với loại hình bất động sản này.

Trong đó, quan trọng nhất vẫn là pháp luật về đất đai. Để có thể hoàn thiện khung pháp lý, thì gốc rễ căn bản vẫn ở Luật Đất đai. Đến nay, đã có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi Luật Đất đai 2013. Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi.

Đáng chú ý là, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh trong đó có Luật Đất đai 2013 đã từng được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng đến nay, dự án luật này vẫn chưa xuất hiện trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Ngay cả thế, dự thảo luật cho thấy, Luật Đất đai sẽ được sửa khoảng 10 điều để giải quyết một số bất cập, mâu thuẫn trong lĩnh vực đất đai, xây dựng..., nhưng Điều 10 quy định phân loại đất đai không nằm trong dự thảo luật này.

Như vậy, để có thể công nhận loại đất mục đích hỗn hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh dịch vụ, có thể thị trường sẽ phải chờ đến khi Luật Đất đai 2013 được sửa đổi.

Được biết, tùy vào tính chất, phạm vi sửa đổi của một luật, cũng như tính thiết yếu, cấp bách, Quốc hội có thể sửa đổi bổ sung một luật trong 1 kỳ, 2 kỳ hoặc 3 kỳ. Tuy nhiên, đất đai là tài sản có giá trị lớn, quan trọng, nên rất khó để sửa đổi sắc luật này chỉ trong 1 kỳ họp.

Còn nhớ, khi sửa Luật Đất đai 2005, theo dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua vào kỳ họp thứ 5, nhưng do còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau, Quốc hội đã quyết định để lại, thảo luận thêm về sắc luật này tại kỳ họp thứ 6 và sau đó mới biểu quyết thông qua.

condotel muon cong nhan phai cho sua nhieu luat Condotel siêu lợi nhuận hay cuộc chơi 'mỡ nó rán nó'?

-Cam kết lợi nhuận khủng tại các dự án condotel đã tạo nên xu thế, mà hầu hết các dự án ở phân khúc này, ...

Bùi Trang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.