|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Có thể giành lại quyền điều tiết giá hồ tiêu đã mất?

13:38 | 19/04/2018
Chia sẻ
Thật không công bằng chút nào khi nói rằng giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm là thủ phạm kéo giá thế giới xuống theo như hiện nay. Bởi lẽ, tuy là cường quốc xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới nhưng chúng ta đang bị Brazil “tiếm quyền” điều tiết giá. Liệu chúng ta có thể giành lại quyền này?
co the gianh lai quyen dieu tiet gia ho tieu da mat Giá cà phê hôm nay (19/4) tăng vọt lên trên 37.000 đồng/kg, giá hồ tiêu chạm mốc 61.000 đồng
co the gianh lai quyen dieu tiet gia ho tieu da mat Giá cà phê hôm nay (18/4) vẫn loanh quanh dưới 37.000 đồng/kg
co the gianh lai quyen dieu tiet gia ho tieu da mat

Tuy là cường quốc xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới nhưng chúng ta đang bị Brazil “tiếm quyền” điều tiết giá. Ảnh: T.L

Lần “mớ bòng bong” thị trường xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong khi thế giới chỉ có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng hồ tiêu thì số góp mặt phân chia “chiếc bánh” xuất khẩu hồ tiêu lại gấp hơn bốn lần, còn số có nhu cầu nhập khẩu gấp hơn sáu lần.

Nếu lần theo các số liệu thống kê về thị trường hồ tiêu thế giới, có thể thấy những điểm nhấn đặc biệt đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, cho dù không trồng cây hồ tiêu nào, nhưng bình quân mỗi năm trong thập kỷ vừa qua (2007-2016), nhóm đông đảo các quốc gia không trồng hồ tiêu xuất khẩu tới 80.000 tấn, chiếm 21,8% tổng lượng xuất khẩu 367.000 tấn/năm trên thị trường thế giới. Rõ ràng, đây chính là tác nhân quan trọng nhất làm khuyếch đại thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới, bởi nguồn hàng để xuất khẩu đó được các quốc gia này nhập khẩu từ các quốc gia trồng hồ tiêu, tức là 80.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu mỗi năm đã được tính hai lần. Do vậy, nhu cầu thực của các quốc gia nhập khẩu để tiêu dùng chỉ là 287.000 tấn/năm.

Thứ hai, thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới còn bị khuyếch đại thêm một phần nữa bởi chính các quốc gia trồng hồ tiêu ở trong hai trạng thái trái ngược nhau. Đó là, xét trên tổng thể, trong 10 năm qua, 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng hồ tiêu nhập khẩu bình quân 54.000 tấn/năm, cho nên xuất khẩu ròng của cả nhóm chỉ còn lại 233.000 tấn/năm. Trong đó, có thể chia thành hai nhóm chủ yếu, đối lập nhau. Đó là nhóm gồm 20 quốc gia trong 10 năm qua xuất siêu bình quân 239.000 tấn/năm và nhóm 16 quốc gia còn lại nhập siêu bình quân 6.000 tấn/năm. Thực tế đó có nghĩa là, không chỉ 187 quốc gia không trồng hồ tiêu có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng hồ tiêu, mà nhu cầu nhập khẩu phát sinh từ 203 quốc gia và chỉ có vỏn vẹn 20 quốc gia trồng loại “gia vị vua” này đáp ứng.

Nếu sản lượng hồ tiêu của Brazil không tăng quá nhiều, chúng ta hoàn toàn có thể găm hàng lại để đẩy giá lên. Tỷ trọng áp đảo 48,4% của nước ta trong “rổ hồ tiêu xuất khẩu ròng” của thế giới hoàn toàn cho phép chúng ta làm điều đó.

Thứ ba, cho dù là như vậy thì thị trường hồ tiêu thế giới chủ yếu là “sân chơi” của các “ông lớn”.

Các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê của ITC cho thấy, ở đầu ra xuất khẩu, trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm bảy quốc gia sản xuất hồ tiêu chủ yếu của thế giới (gồm Việt Nam, Indonesia, Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Mexico và Sri Lanka) xuất khẩu tới 273.000 tấn, chiếm 74,4% “rổ hồ tiêu xuất khẩu” của thế giới, tức là 29 quốc gia trồng hồ tiêu còn lại chỉ chiếm vỏn vẹn 3,8%. Còn trong 80.000 tấn hồ tiêu mà nhóm quốc gia không trồng nhưng có xuất khẩu trong 10 năm qua, chỉ riêng bảy quốc gia xuất khẩu lớn nhất (gồm Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Hà Lan, Singapore, Pháp, Mỹ và Nam Phi) đã chiếm tới 61.000 tấn, tương ứng tới 76,25%.

Giá xuất khẩu bình quân mỗi tấn trong 10 năm qua của nhóm bảy quốc gia không trồng nhưng có xuất khẩu lớn này lên tới 6.296 đô la Mỹ, cao hơn 9,2% so với mức 5.767 đô la Mỹ của nhóm bảy quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn và càng cao hơn so với mức 5.674 đô la Mỹ của toàn bộ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng và xuất khẩu hồ tiêu nói chung.

Điều còn đặc biệt hơn nữa là, trong khi giá xuất khẩu của nhóm bảy quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn năm 2016 đã giảm mạnh xuống 7.970 đô la Mỹ/tấn, thì giá của bảy quốc gia không trồng mà xuất khẩu hồ tiêu lớn vẫn tăng và đạt 8.586 đô la Mỹ/tấn. Khoảng cách về giá xuất khẩu giữa hai nhóm quốc gia này trong năm 2017 còn nới rộng hơn, tương ứng với mức 5.195 đô la Mỹ/tấn và 6.835 đô la Mỹ/tấn.

Thực tế đó có nghĩa là, nhóm bảy quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn là tác nhân kéo giá hồ tiêu xuất khẩu xuống và kéo giá thế giới giảm theo.

Kẻ “tiếm quyền” Brazil

Quốc gia nào trong nhóm bảy quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn này đi đầu trong việc kéo giá thế giới xuống?

Các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê của ITC cho thấy, vào thời điểm giá hồ tiêu xuất khẩu của thế giới đạt kỷ lục chưa từng có 8.488 đô la Mỹ/tấn (năm 2015), giá của Việt Nam cũng cao kỷ lục 9.578 đô la Mỹ/tấn, cao hơn 100 đô la Mỹ/tấn so với của Indonesia và hơn 400 đô la Mỹ/tấn so với của Brazil. Đến năm 2017, trong khi giá của Việt Nam giảm mạnh còn 5.202 đô la Mỹ/tấn, giá của Brazil “rơi tự do” hơn, xuống chỉ còn 4.612 đô la Mỹ/tấn (giá của Indonesia giảm còn 6.043 đô la Mỹ/tấn, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ).

Nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy, từ tháng 7-2017 đến tháng 2-2018, cùng với việc kéo giá xuống thấp hơn giá của Việt Nam, trái với thông lệ hàng năm, Brazil đã ồ ạt tăng lượng xuất khẩu. Tính chung trong bảy tháng này, tổng lượng xuất khẩu của Brazil đã đạt 51.000 tấn, cao gấp 2,26 lần so với cùng kỳ, trong khi lượng xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng nhỉnh hơn con số lẻ của Brazil.

Như vậy, có thể nói, Brazil đã giành quyền điều tiết giá hồ tiêu thế giới, buộc Việt Nam cũng như cả cộng đồng xuất khẩu hồ tiêu thế giới phải giảm giá theo.

Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu nông dân nước này có nhạy bén đến mức tăng “khủng” diện tích và sản lượng hồ tiêu trước Việt Nam khoảng 2-3 năm, cho nên giờ đã phải nhanh tay bán tháo? Hay là diện tích và sản lượng của họ tăng không nhiều nhưng cộng với việc tung cả hàng tồn kho chờ giá tăng trước đó ra thị trường nên mới dẫn đến tình trạng “dội hàng” như vậy? Việc tung hàng, bị dội hàng này phải chăng vì e ngại Việt Nam đã tăng “khủng” sản lượng trong năm 2017 và năm nay sản lượng sẽ còn tăng “khủng” hơn, cho nên có nguy cơ giảm giá rất nhiều để đẩy mạnh xuất khẩu?

Thế nhưng, hồ tiêu của nước ta năm nay lại mất mùa lớn, tới mức sản lượng quay về như cách đây 3-4 năm. Nếu sản lượng hồ tiêu của Brazil không tăng quá nhiều, chúng ta hoàn toàn có thể găm hàng lại để đẩy giá lên. Tỷ trọng áp đảo 48,4% của nước ta trong “rổ hồ tiêu xuất khẩu ròng” của thế giới hoàn toàn cho phép chúng ta làm điều đó.

Đây là điều có lẽ chỉ các nhà quản lý với không ít những “cánh tay nối dài” ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia có diện tích và sản lượng hồ tiêu lớn, mới có thể đưa ra câu trả lời, bởi thông tin về diện tích và sản lượng hồ tiêu của các quốc gia nói chung đều không được công bố rộng rãi.

Nguyễn Đình Bích

Nhà đầu tư chứng khoán thận trọng trước hai luồng thông tin trái chiều
Thị tường chứng khoán tuần qua chỉ giao dịch trong 2 ngày, nhưng đã cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư khi chỉ số tăng, trong bối cảnh thanh khoản ở mức thấp. Giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán đang chịu tác động từ 2 luồng thông tin trái chiều.