|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu VNDirect tiếp tục giảm sâu

10:27 | 26/03/2024
Chia sẻ
Cổ phiếu VND giảm điểm ngay đầu phiên 26/3, về vùng 23.000 đồng/cp, tính đến 9h50. Thanh khoản tăng vọt, khối lượng giao dịch đang đạt gần 27 triệu cp.

Thị trường chứng khoán phiên 26/3 khởi đầu với diễn biến giằng co, VN-Index dao động quanh tham chiếu. Tính đến 9h50, chỉ số tăng khoảng  điểm lên 1.270 điểm. Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt khoảng 4.700 tỷ đồng. Các mã đang hút giao dịch nhiều nhất là VND, EIB, NVL, DIG, SHS  hay VPB...

Dẫn đầu giá trị giao dịch đang là VND. Mã chứng khoán đã giao dịch đến 27 triệu cp từ đầu phiên, tương ứng với giá trị khoảng 545 tỷ đồng, chủ yếu là khớp lệnh.

Thị giá VND giảm ngay từ đầu phiên sáng, giao dịch quanh 23.000 đồng/cp tại 9h50, giảm 4% so với tham chiếu. Đây cũng là mã thuộc nhóm có diễn biến tiêu cực nhất từ đầu phiên.

Trước đó, VND đã giảm 1,4% trong phiên đầu tuần, với khối lượng giao dịch hơn 86 triệu cp – cao thứ hai lịch sử giao dịch mã này.

Về tình hình hoạt động, sau sự cố bị tấn công vào 24/3, đến 10h sáng 26/3, hệ thống của VNDirect vẫn chưa thể hoạt động như bình thường.

Theo thông báo mới nhất, VNDirect cho biết hệ thống đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại.

“Toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không bị ảnh hưởng. Sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch hiện tại của quý khách hàng. Chúng tôi đang tiến hành kết nối lại hệ thống, do dữ liệu quá lớn nên mất nhiều thời gian hơn dự kiến.”, thông báo mới nhất (đến 10h sáng 26/3) của VNDirect nêu.

Trước sự cố của VNDirect, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo tạm ngắt kết nối giao dịch đối với công ty chứng khoán này từ 25/3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng vừa có văn bản cảnh báo đến các công ty chứng khoán về bảo mật hệ thống giao dịch trực tuyến.

Xuân Nghĩa

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).