|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cơ hội ở Việt Nam trong mắt startup ngoại

09:12 | 12/09/2017
Chia sẻ
Trong năm 2017, các startup ngoại xuất hiện trong cộng đồng khởi nghiệp nhiều hơn. Với họ, Việt Nam là một thị trường tiềm năng để khai phá.
co hoi o viet nam trong mat startup ngoai
Clemens Levert.

“Nếu bạn có ý tưởng hay, hãy đến Việt Nam. Nơi này đang có nhiều cơ hội”.

Clemens Levert và hai người đồng hương vốn đã sống ở Việt Nam nhiều năm cùng lập nên Wesport - nền tảng kết nối người chơi thể thao với các đơn vị quản lý sân chơi. Ví dụ, bạn cần đặt sân bóng đá, bạn có thể sử dụng Wesport để kết nối với các chủ sân. Ngoài bóng đá, Wesport còn kết nối cung cấp sân chơi bóng rổ và tennis.

1. “Nếu bạn có ý tưởng hay, hãy đến Việt Nam. Nơi này đang có nhiều cơ hội”, Clemens Levert nhớ lại lời một người đồng hương nói khi anh đến Việt Nam trong một chuyến du lịch. Câu nói đó ám ảnh Levert trong suốt một năm và anh quyết định rời Hà Lan đến TPHCM hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.

Trong góc nhìn của Levert, đây là một thị trường không nhỏ. Ngay trong cơ sở dữ liệu của Wesport, chỉ tính riêng tại TPHCM đã có 440 trung tâm thể thao, mỗi trung tâm có từ 1-8 sân cho thuê với các mức giá khác nhau. Trong số đó, có sân bóng đạt doanh thu 15 triệu đồng/ngày. Tính nhanh một cách tương đối, mỗi trung tâm có bốn sân, doanh thu mỗi tháng 100 triệu/sân thì 440 trung tâm sẽ có nguồn thu là 176 tỉ đồng. Wesport chỉ nhắm đến 10% trên con số tổng doanh thu này.

Dĩ nhiên, để được như vậy, Wesport phải làm được hai việc. Thứ nhất là thuyết phục được các trung tâm hợp tác với nền tảng của họ. Thứ hai là thu hút người dùng sử dụng ứng dụng. Vế thứ hai phụ thuộc vào vế thứ nhất. Hiện Wesport đang giải bài toán thứ nhất bằng cách giúp các sân bóng hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời chuẩn bị các chiến dịch để thu hút người chơi.

Về ý tưởng trên, Levert thừa nhận đó không phải điều gì mới lạ. “Chúng tôi tiếp xúc với nhiều chủ sân bóng, họ từng dùng qua ứng dụng tương tự nhưng không hài lòng. Và đó là cơ hội cho Wesport”, Levert nói.

co hoi o viet nam trong mat startup ngoai
Hyosub Lee.

Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, người dùng Internet nhiều và thích sử dụng các stickers khi nhắn tin.

2. Mojitok là một startup đến từ Hàn Quốc, cung cấp công cụ được xây dựng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển chữ viết thành biểu tượng cảm xúc (stickers). Các ứng dụng tin nhắn như Zalo, Viber, Facebook Messenger... là khách hàng tiềm năng mà họ hướng đến.

Nếu bạn có dùng Zalo, hãy thử gõ cụm từ chỉ cảm xúc như “chán quá” hoặc “vui quá”, ngay lập tức, Zalo sẽ gợi ý các stickers tương quan với từ bạn vừa gõ. Để làm được như vậy, ứng dụng cần có một công cụ tích hợp để tự động nhận diện những từ ngữ mà người dùng gõ và gợi ý stickers phù hợp. Không chỉ dừng lại ở mức nhận diện từ khóa, Mojitok còn có thể phân tích ngữ cảnh của đoạn hội thoại để gợi ý những stickers tương ứng.

Và tại sao Mojitok quan tâm đến Việt Nam? Theo Hyosub Lee, người sáng lập Mojitok, Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, người dùng Internet nhiều. Quan trọng hơn, người dùng Việt Nam thích sử dụng các stickers khi nhắn tin. Đây là lý do chính để Mojitok quyết định chọn Việt Nam là thị trường khai phá đầu tiên trên hành trình từng bước mở rộng ra các quốc gia khác.

Với định hướng như vậy, Mojitok chủ động tham gia cuộc thi khởi nghiệp quốc tế SURF 2017 tại Đà Nẵng vào tháng 7 vừa qua để thăm dò thị trường và tìm kiếm đối tác. Mojitok đạt giải nhất cuộc thi này. Tại đây, Hyosub Lee đã gặp Adrian Tan, Giám đốc Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VIISA). Cả hai nhìn thấy cơ hội đồng hành cùng nhau. Mojitok có một đối tác hiểu thị trường Việt Nam, có sẵn mạng lưới quan hệ để giúp startup Hàn Quốc này thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng cũng như giảm bớt những rủi ro trong quá trình hoạt động. Ngược lại, VIISA có thêm một ứng viên sáng giá trong chương trình tăng tốc của họ. Cuộc gặp như chất xúc tác thúc đẩy Mojitok tự tin hơn khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.

Nhưng liệu các ứng dụng tin nhắn như Zalo hay Facebook Messenger có sẵn sàng trả tiền để mua giải pháp do Mojitok cung cấp? Chỉ có họ mới có câu trả lời chính xác. Tuy vậy, Mojitok tự tin với hướng đi của mình và VIISA cũng có niềm tin khi đầu tư vào Mojitok.

co hoi o viet nam trong mat startup ngoai
Germain Blanchet.

“Chúng tôi không làm điều gì mới cả. Chúng tôi chỉ làm điều khách hàng cần một cách hiệu quả nhất có thể.

3. Trong đợt tuyển chọn các startup năm nay, ngoài Mojitok và Wesport, VIISA còn có một startup ngoại khác là MarketOi. Đây là dự án được sáng lập bởi Germain Blanchet, một người Pháp đã sống và làm việc tại TPHCM từ năm 2013.

MarketOi cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi theo yêu cầu. Nếu DeliveryNow là dịch vụ trực tuyến để “đặt món và giao tận nơi theo yêu cầu”, còn Chopp.vn định vị trong phân khúc siêu thị với khẩu hiệu: “Siêu thị online, giao ngay tận nhà” thì MarketOi là tổng hợp của cả hai dịch vụ trên và định hướng mở rộng phục vụ trong lĩnh vực bán lẻ.

Theo số liệu thống kê mà Germain Blanchet có được, mỗi năm, trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh, mỗi người Việt chi khoảng 160 đô la Mỹ. Số khách hàng tiềm năng mà MarketOi hướng đến phục vụ tại TPHCM là 500.000 người, tức chưa đến 5% dân số thành phố. Từ đó, độ lớn thị trường trong cách tính của vị doanh nhân người Pháp là 80 triệu đô la Mỹ. Là dịch vụ vận chuyển, MarketOi thu một tỷ lệ phần trăm phí nhất định trên con số chi dùng này. Blanchet nói: “Chúng tôi không làm điều gì mới cả. Chúng tôi chỉ làm điều khách hàng cần một cách hiệu quả nhất có thể trong bối cảnh thị trường còn phân mảnh và các ông lớn chưa xuất hiện”.

Các ông lớn mà Blanchet muốn nói ở đây là UberEats và Amazon Fresh. Trong định hướng phát triển, người sáng lập MarketOi xác định rõ thời điểm dự án sẽ đạt được điểm hòa vốn cũng như sẵn sàng thương lượng nếu có ông lớn nào đó gia nhập thị trường và đặt vấn đề mua lại MarketOi. Với Blanchet, “xây để bán” là một trong những lựa chọn anh nghĩ đến khi xây dựng công ty.

Ba startup, ba câu chuyện khác nhau. Tuy vậy, giữa họ có nhiều điểm chung. Họ nhìn thấy cơ hội ở một quốc gia đang chuyển mình nhưng cũng tỉnh táo lường trước những thách thức và rủi ro. Cách họ chọn đồng hành cùng một trung tâm tăng tốc khởi nghiệp (accelerator program) là để giảm bớt những rủi ro. Giảm rủi ro không đồng nghĩa với thành công, và dẫu cho startup ngoại có đồng hành cùng một accelerator thì cũng không chắc tránh khỏi thất bại.

Nhưng dù thành công hay thất bại, sự hiện diện của họ đem đến cho người dùng thêm những sự lựa chọn. Mặt khác, họ góp phần tạo nên sự đa dạng - yếu tố giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam phát triển.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Tâm

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.