|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chuyện rớt giá và giấc mơ tỷ đô của chanh dây

13:45 | 19/06/2017
Chia sẻ
Thời gian bảo quản còn hạn chế, ẩn số thị trường Trung Quốc cùng sự thiếu ổn định trên con đường xuất khẩu qua biên mậu sẽ còn là yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ chanh dây nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung.

Vì đâu chanh dây rớt giá?

Đầu năm 2016, chanh dây trở thành từ khóa “nóng” khi giá loại quả này tăng mạnh từ mức 10.000 đồng/kg lên 40.000-50.000 đồng/kg. Vậy nhưng, trong khoảng thời gian tháng 5-6/2017 vừa qua, chanh dây có thời điểm giảm còn 12.000 – 15.000 đồng/kg dành cho loại trái to, da bóng, còn loại nhỏ chỉ có giá từ 5.000 – 6.000 đồng/kg.

Từng là loại trái cây nhà nhà đổ xô trồng, người ta phải đặt ra câu hỏi chanh dây liệu có phải mặt hàng nông sản tiếp theo trong chiến dịch giải cứu, sau dưa hấu, lợn hơi,… Có thời điểm, người nông dân đã chấp nhận bán chanh dây với giá chỉ còn 3-5.000 đồng/kg.

Tham khảo ý kiến của một người trong ngành, có nhiều lý do khiến giá chanh dây lao dốc trong thời gian qua, cả từ bên cầu lẫn phía cung. Nguyên nhân bởi chanh dây tươi tại Trung Quốc cũng đang vào mùa, tiếp cận thị trường này vì đó khó khăn hơn. So với năm ngoái, sản lượng chanh dây ở tỉnh Quảng Tây tăng 30%, tuy nhiên số lượng chanh dây kém chất lượng có thể sẽ lớn hơn do thiếu kỹ thuật canh tác chuyên nghiệp. Điều này được dự báo sẽ tạo ra khoảng cách lớn về giá giữa chanh dây chất lượng cao và chanh dây chất lượng thấp.

Nội tiêu trong nước giảm đúng lúc thời điểm chính vụ tháng 5-6/2017 khiến tiêu thụ chanh dây gặp khó. Lý do là thời tiết tại hai thị trường tiêu thụ chính trong nước là Hà Nội và Sài Gòn lại không ưu ái cho các loại trái cây nhiệt đới khi mùa mưa sớm 2 tháng tại Sài gòn còn mùa nóng tại Hà Nội lại tới muộn dù có một hai đợt nóng gần đây.

Tuy nhiên, theo nhận định của vị này, trong khoảng 15-20 ngày tới, giá chanh dây sẽ ổn định trở lại.

Tương tự như lợn hơi đến thời điểm xuất chuồng, tiền thu tăng thêm từ sự gia tăng trọng lượng không đủ bù chi phí thức ăn. Bài toán lợi ích – chi phí buộc người nông dân chấp nhận bán giá thấp. Chanh dây thông thường chỉ có thể bảo quản trong thời gian 15-20 ngày, người trồng chanh dây chấp nhận bán mức giá 3.000-5.000 đồng/kg cũng chỉ để nhanh chóng đẩy lượng chanh dây dư tồn, tránh hỏng thối.

Việt Nam là nước xuất khẩu chanh dây thứ 3 thế giới

Sản lượng chanh dây của Việt Nam đang ngày cảng mở rộng. Một điều ít ai biết rằng, xét về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ ba chỉ sau Peru và Ecuador. Brazil là quốc gia sản xuất lượng chanh dây lớn nhất nhưng thị trường nội địa của quốc gia nhiệt đới này đã tiêu thụ hết phần lớn.

Chanh dây không phải loại cây bản địa nhưng đã đến Việt Nam từ khá lâu. Loại cây này đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Giống chanh dây quả tím như hiện đang trồng tại Việt Nam thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1000-1200m so mặt biển cho chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ cao <600m. Thời gian từ lúc xuống giống đến khi ra quả khoảng 4 tháng, thường được trồng 3 vụ mỗi năm.

Tại Việt Nam, chanh dây được trồng đầu tiên tại Lâm Đồng nhưng hiện vùng trồng đã dịch chuyển tới Đắc Nông và hiện lớn nhất là Gia Lai. Thời điểm hơn một năm trước, tại Chư sê - Gia Lai, không chỉ các hộ nông dân tự phát đầu tư vào cây chanh dây, mà thêm nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tham gia phát triển vùng trồng.

Khi đó, vào cuối tháng 5/2016, Sở KH&ĐT, UBND tỉnh Gia Lai đã chấp thuận chủ trương cho phép Nafoods Group là đơn vị chế biến và xuất khẩu nước ép chanh leo lớn nhất châu Á và chiếm hơn 10% tổng sản lượng của thế giớiđầu tư phát triển vùng nguyên liệu chanh dây với diện tích khoảng 3.000 ha.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai thời điểm đó cũng được chấp thuận chuyển đổi từ đất trồng cỏ nuôi bò sang trồng cây ăn trái trên tổng diện tích hơn 600ha. Lợi thế về đất đai giúp HAGL Agrico nhanh chóng có được vùng nguyên liệu tự chủ rộng lớn.

chuyen rot gia va giac mo ty do cua chanh day

Vườn chanh dây - Ảnh: HAGL Agrico

Nguyên nhân cũng bởi kinh doanh loại quả này mang về tỷ suất lợi nhuận tốt. Theo báo cáo tài chính của Nafoods Group, biên lãi gộp hai năm trước đạt lần lượt 21% năm 2015 và 27,2% trong năm 2016.

Giống chanh dây trước đây được nhập từ Đài Loan. Tuy nhiên, từ năm 2015, Nafoods đã làm chủ về công nghệ giống và đang cung cấp một nửa lượng giống ra thị trường với giống Đài Nông 1, mà theo giới thiệu, đây là giống được chiết ghép từ nguồn cây giống đầu dòng đạt năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Có th tr thành mt hàng t đô?

Chanh dây có thể được trồng được tại nhiều quốc gia nhưng không phải nơi nào cũng có lợi thế cạnh tranh và được ưu ái về thời tiết để thích hợp trồng như một số vùng ở Việt Nam. Như Trung Quốc, quốc gia này hiện vẫn đang trồng chanh dây và hiện cũng đang vào vụ chính của loại quả này.

Theo chuyên gia Xuan Li đến từ công ty thực phẩm Guilin Wanhea Agricultural Products Ltd cho biết "Một số vùng trồng chanh dây chính ở Trung Quốc là Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam và Đài Loan. Trong những năm gần đây diện tích trồng và sản lượng chanh dây ở Quảng Tây tăng liên tục, gần đứng thứ nhất trong số những vùng trồng loại cây này ở Trung Quốc. Vào mùa đông ở Trung Quốc, thời tiết khắc nghiệt chanh dây không thể đậu quả. Vụ mùa thu hoạch chanh dây ở các tỉnh Quế Lâm, Quảng Tây thường bắt đầu vào tháng 7 và cuối tháng 1. Sản lượng sẽ còn phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết cũng như tình hình sâu bệnh".

Chia sẻ từ đại diện Nafoods cho biết năm trước doanh nghiệp này tiêu thụ 30.000 tấn quả với vùng nguyên liệu 4.000 ha trên toàn Việt Nam. HAGL Agrico, công ty con về nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai, đã lên kế hoạch tiêu thụ 56.250 tấn chanh dây, thu về 1.050 tỷ đồng doanh thu trong năm 2017.

Có những ý kiến kỳ vọng chanh dây có thể trở thành loại trái cây tỷ USD. Liệu loại trái cây này có thể mang về hàng chục nghìn tỷ đồng doanh thu về không?

Theo ước tính, quả chanh dây của Việt Nam đang xuất bán dưới dạng quả xuất sang thị trường châu Âu khó tính với yêu cầu cao về chất lượng với khoảng 3-5% sản lượng, tới thị trường Trung Quốc khoảng 20%. Sản lượng còn lại nội tiêu trong nước và để lấy ruột để ép nước.

Đại diện của Nafoods, đơn vị có 20 năm xuất khẩu hoa quả đi khắp thế giới và có 10 năm xuất khẩu chanh dây cho biết, Nafoods hiện vẫn đang tập trung vào thị trường Châu Âu, và coi Trung Quốc “như một món quà”. Ai cũng biết thị trường Trung Quốc rất tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro. Ngày hôm nay Trung Quốc có nhu cầu có thể nhập 1.000 tấn nhưng năm sau có thể nói không. Tuy nhiên Nafoods vẫn đặt mục tiêu xâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng phải đi bằng được chính ngạch theo hướng đấu giá tại các sàn nông sản.

chuyen rot gia va giac mo ty do cua chanh day

Chanh dây chủ yếu xuất sang Trung Quốc đường tiểu ngạch qua các thương lái - Ảnh: Thanh Niên

Giá trị gia tăng lớn nhất khi xuất khẩu chanh dây là dưới dạng quả tươi. Nhưng theo đại diện Nafoods, rất khó thể xâm nhập sâu bởi vấn đề bảo quản. Thời gian bảo quản của chanh dây là 15-20 ngày. Cũng chính điều kiện hạn hẹp về thời gian cũng như logistics, quả chanh dây sẽ chủ yếu được xuất đến các nước quanh biên giới hay nội tiêu trong nước. Ở thị trường Châu Âu, quả chanh dây rất đắt, từ 12-16 USD/kg nhưng chủ yếu đi bằng đường hàng không. Với thị trường Trung Quốc, quả tươi xuất khẩu đi Trung Quốc được bán với giá khoảng 15.000-25.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm 40.000 đồng/kg. Nhưng loại quả để lấy ruột lại chỉ có giá 5.000-10.000 đồng/kg.

Hiện tại Nafoods vẫn tập trung vào xuất khẩu nước ép cô đặc, công ty này đang hướng sang xuất khẩu quả tươi và xâm nhập thị trường Trung Quốc.

Bất kỳ mặt hàng nào muốn trở thành tỷ đô thì dạng tốt nhất ở quả tươi. Thị hiếu tiêu dùng tại thị trường tỷ dân Trung Quốc cũng ưa chuộng mua nguyên quả. Phía Nafoods, doanh nghiệp này đang nghiên cứu và có khả năng sẽ nâng thời gian bảo quản loại quả này lên 45 ngày. Khi đó, trái chanh dây tươi mới có điều kiện xuất sang châu Âu hay Mỹ.

Rủi ro về thời hạn bảo quản và tiêu chuẩn tuyển chọn ngặt nghèo hơn cũng chính là lý do những quả chanh dây tươi có giá trị gia tăng lớn nhất. Đây cũng là những bài toán mà những người làm chanh dây phải giải quyết để loại trái cây này có thể đi xa hơn. Chừng nào thời gian bảo quản còn hạn chế, ẩn số thị trường Trung Quốc cùng sự thiếu ổn định trên con đường xuất khẩu qua biên mậu sẽ là yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ mặt hàng nông sản này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thanh Thủy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.