Chuyên gia Trung Quốc nhận định về quan hệ kinh tế với ASEAN
Phóng viên TTXVN phỏng vấn Giáo sư Lưu Anh. |
Giáo sư đánh giá như thế nào về thực trạng hợp tác kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN?
Giáo sư Lưu Anh: Tính đến nay, quan hệ đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành được 26 năm, còn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên được xây dựng tròn 14 năm, gặt hái được nhiều thành quả to lớn. Đến giai đoạn kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN hiện nay, tôi cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đã phát triển thành một trong những quan hệ đối tác vững mạnh, sôi nổi nhất trên thế giới, trong đó, quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng phát triển. Sau nhiều năm phát triển, quan hệ song phương đã trở thành hình thành quan hệ láng giềng tốt, bạn bè tốt, anh em tốt, tôi cho rằng quan hệ Trung Quốc - ASEAN được đúc kết trong 3 điểm:
Thứ nhất là trên phương diện hỗ trợ sự tin cậy chính trị không ngừng được tăng cường, Trung Quốc là nước đầu tiên ký kết với ASEAN hiệp định quan hệ hữu nghị và cũng là nước ký kết hiệp định đối tác chiến lược với ASEAN, tiếp đến là thành lập Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN.
Thứ hai, quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN không ngừng được nâng cao, Trung Quốc đã 8 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc trong 6 năm vừa qua. Kể từ khi hai bên khởi động cơ chế đối thoại vào năm 1991 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN được nâng từ mức 8 tỉ USD lên mức 452 tỉ USD vào năm 2016, tương đương với mức tăng khoảng 55 lần trong vòng 15 năm.
Trên phương diện đầu tư, kim ngạch đầu tư hai chiều tăng từ mức 500 triệu USD vào năm 1991 lên 180 tỉ USD vào năm 2016, tương đương với mức tăng khoảng 355 lần trong vòng 15 năm. Sở dĩ quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai bên đạt mức tăng trưởng ngoạn mục trên là do hai bên có nhiều lợi thế so sánh, có thể bổ trợ cho nhau rất tốt trong những lĩnh vực đó.
Thứ ba, trao đổi nhân dân giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng mật thiết. Năm nay cũng là Năm du lịch Trung Quốc - ASEAN, hoạt động giao lưu đi lại giữa hai bên đã vượt quá 38 triệu lượt người, trong đó đáng chú ý là lượng du khách giữa Trung Quốc và Việt Nam là hơn 2 triệu lượt người. Bên cạnh đó, mỗi tuần có tới hơn 2.700 chuyến bay qua lại giữa hai bên.
Tóm lại, tôi cho rằng quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và ASEAN là quan hệ có tính mẫu mực, mang tính dẫn dắt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á nói riêng, Trung Quốc và thế giới nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang đứng trước ngã tư đường, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng trỗi dậy như hiện nay. Trong những năm tiếp theo, sự phát triển của quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc - ASEAN sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của mỗi bên.
Xin giáo sư cho biết đâu là lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại tiềm năng nhất giữa Trung Quốc và ASEAN?
Giáo sư Lưu Anh: Tôi cho rằng lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhất giữa hai bên là hợp tác “Vành đai và Con đường”. Nội dung quan trọng nhất trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc là thông thương, do đó hợp tác, kết nối về đầu tư, thương mại, năng lực sản xuất, kết nối ngành nghề... trong khuôn khổ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế giữa hai bên.
Theo giáo sư, Trung Quốc và ASEAN cần có những giải pháp gì để thúc đẩy tiềm năng, triển vọng hợp tác giữa hai bên?
Giáo sư Lưu Anh: Tôi cho rằng, để thúc đẩy tiềm năng, triển vọng hợp tác giữa Trung Quốc - ASEAN, hai bên cần phải có những giải pháp sau: Một là, kết nối về mặt chính sách. Về mặt này, Trung Quốc cơ bản đều có kết nối với các nước ASEAN như: kết nối hợp tác “Vành đai và Con đường” với “Hai hành lang, một vành đai” tại Việt Nam, với chiến lược “biến nước bị phong tỏa về lục địa thành nước kết nối về lục địa” tại Lào, với “Chiến lược 4 cạnh” tại Campuchia, với Kế hoạch “Hành lang kinh tế miền Đông” tại Thái Lan, với “Quy hoạch triển vọng Cộng đồng ASEAN vào năm 2025” của cả khối ASEAN… Để đảm bảo sự kết nối về mặt chính sách, giữa Trung Quốc và ASEAN cần tăng cường sự tin cậy chính trị, không nên để nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự tin cậy chính trị và sự kết nối chính sách giữa hai bên.
Hai là, đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng. Kết nối đường không, đường bộ, đường biển, hệ thống mạng… đều rất quan trọng. Đây là tiền đề cho sự thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Xét về kết nối cơ sở hạ tầng, mục tiêu của chiến lược Trung Quốc là sẽ xây dựng “hành lang kinh tế” dài nhất thế giới, trong đó có 6 hành lang kinh tế lớn. Phần kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN là Hành lang kinh tế bán đảo Đông Dương, trong đó chú trọng kết nối về đường bộ, đường sắt.
Hiện nay ASEAN còn xây dựng “kho thông tin dữ liệu” chung. Điều này có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số, thương mại xuyên biên giới, thương mại điện tử giữa Trung Quốc và ASEAN. Hai bên có thể nắm bắt cơ hội, tận dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế. Ba là, tăng cường kết nối về thương mại, đầu tư, đây là trọng điểm trong hợp tác giữa hai bên. Hiện nay các Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thuộc khối ASEAN như Việt Nam, Lào, Campuchia được xây dựng với tốc độ nhanh chóng.
Điều này có tác dụng hỗ trợ quan trọng đối với công nghiệp hóa, đô thị hóa, thông tin hóa tại các quốc gia này. Ngoài ra, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN còn có sự bổ sung ưu thế rõ rệt cho nhau trong việc chuyển đổi ngành nghề, trong lĩnh vực này Trung Quốc đã có không ít kinh nghiệm thành công mà các nước ASEAN có thể tham khảo để thực hiện.
Về lĩnh vực đầu tư, cả Trung Quốc lẫn ASEAN đều cần tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường đề xuất thêm những biện pháp, chính sách thu hút đầu tư lẫn nhau, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hai bên, đặc biệt là trong giai đoạn bước ngoặt của sự phục hồi kinh tế thế giới hiện nay.Bốn là, tăng cường kết nối, hợp tác trong lĩnh vực tài chính. Việc xây dựng “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến 4 nguồn tiền, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới của tổ chức BRICS, Ngân hàng Phát triển Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị công tác tài chính toàn quốc, trong đó đề ra yêu cầu đi sâu cải cách, đưa tiền tệ vào thực thể kinh tế, và phải phòng chống rủi ro tài chính. Điều này trên thực tế thể hiện việc Chính phủ Trung Quốc khuyến khích trực tiếp lưu thông vốn, xây dựng thị trường vốn đa tầng nấc. Về mặt này, tôi cho rằng Trung Quốc và ASEAN cần nâng cao tỉ trọng lưu thông vốn trực tiếp, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là Trung Quốc cần tăng cường hỗ trợ ASEAN trong lĩnh vực thị trường vốn, kết nối tài chính. Bởi vì tài chính đóng vai trò đòn bẩy, thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.
Trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại - điều này làm gia tăng hiện tượng “chảy ngược” đồng USD, gia tăng sự rủi ro của việc dịch chuyển dòng vốn xuyên quốc gia trên phạm vi toàn cầu, việc tăng cường hợp tác tài chính giữa Trung Quốc và ASEAN có vai trò quan trọng trong việc phòng chống rủi ro từ bên ngoài, nâng cao sự ổn định đồng tiền của mỗi nước, phòng chống khủng hoảng tài chính.Năm là, gia tăng kết nối giao lưu nhân dân.
Trung Quốc và ASEAN có sự gần gũi về địa lý, vừa là bạn bè tốt, vừa là anh em tốt. Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN có sự khăng khít hơn so với một số nước láng giềng khác của Bắc Kinh. Trong lĩnh vực giáo dục, tổng số lưu học sinh giữa hai bên hiện nay đạt khoảng 200.000 người và có xu hướng gia tăng trong tương lai. Hợp tác du dịch cũng ngày càng phát triển, Trung Quốc đã trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách ASEAN nhất ở nước ngoài. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, khoa học công nghệ, hạ tầng thông tin... cũng ngày càng được đẩy mạnh.
ASEAN ra thông cáo chung, kêu gọi tránh quân sự hóa Biển Đông Thông cáo chung được đưa ra chỉ vài giờ sau khi dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông ... |
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư số một tại Trung Đông Với vốn đầu tư khủng, Trung Quốc đã “đánh bại” Mỹ để trở thành nhà đầu tư số một tại Trung Đông. Vốn đầu tư ... |
Việt Nam có thể trở thành địa bàn trung chuyển của EU tại ASEAN Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/