|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuyện 'cá mập' Shark Tank hào hứng nếm thức ăn của chó

11:17 | 10/12/2017
Chia sẻ
Khả năng diễn thuyết của một doanh nhân nhí 11 tuổi khiến các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank ở Mỹ sẵn lòng nếm thử bánh dành cho chó của cậu.

Trong chương trình Shark Tank ở Mỹ hồi tháng 8 năm nay, các nhà đầu tư trong hội đồng giám khảo nếm thử bánh dành cho chó mà một cậu bé 11 tuổi làm.

Shark Tank là chương trình truyền hình thực tế dành cho doanh nhân dựa trên format quốc tế Dragon's Den, được dựa trên show truyền hình phát sóng lần đầu ở Nhật Bản năm 2001 với tên gọi Tigers of Money. Tuy nhiên, chương trình có phong cách giống với phiên bản của Anh, Dragons' Den, lên sóng lần đầu năm 2005.

Chương trình bao gồm một hội đồng các nhà đầu tư tiềm năng (Shark), những người sẽ cân nhắc đưa ra các lời đề nghị đầu tư đối với các doanh nhân khởi nghiệp đang tiền kiếm nguồn vốn. Khoản tiền đầu tư cho các dự án trong chương trình hoàn toàn là tiền của các Shark.

Doanh nhân khởi nghiệp có thể đàm phán hợp đồng ngày trên sân khấu nếu một người trong số các Shark cảm thấy hứng thú.Tuy nhiên, nếu tất cả các thành viên của hội đồng đều không đồng ý đầu tư, người chơi sẽ ra về tay trắng. Phần trình bày của người chơi thường kéo dài 1 giờ, nhưng khi phát sóng sẽ được cắt giảm xuống còn 15 phút.

2 trong số các Shark kì cựu của chương trình, Robert Herjavec và Kevin O'Leary, là những doanh nhân thành công người Canada và đã xuất hiện trong phiên bản Canada của chương trình, Dragons' Den.

Các Shark thường tìm ra các điểm yếu cũng như các lỗi thường gặp của những ý tưởng kinh doanh, sản phẩm hay mô hình kinh doanh.

Một số nhà đầu tư cố gắng làm giảm ảnh hưởng của việc từ chối, như Corcoran, trong khi những người còn lại như O'Leary thường tỏ ra tàn nhẫn và thể hiện sự không quan tâm của ông đối với cả những câu chuyện về sự kiên trì.

Kim Cương/ABC

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.