|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuẩn bị giám sát vốn, tài sản ở một loạt Tập đoàn lớn của Nhà nước: Viettel, EVN, PVN...

08:42 | 21/12/2017
Chia sẻ
Theo nguồn tin của Dân trí, các hoạt động chuẩn bị cho đợt giám sát quản lý, sử dụng vốn tại khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong đó có các tập đoàn kinh tế lớn như EVN, Viettel...do đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện đã bắt đầu được triển khai.

chuan bi giam sat von tai san o mot loat tap doan lon cua nha nuoc viettel evn pvn Cổ phần hóa thực chất để thay máu doanh nghiệp nhà nước
chuan bi giam sat von tai san o mot loat tap doan lon cua nha nuoc viettel evn pvn Công bố kết luận thanh tra Viettel dùng tiền nhà nước kinh doanh bất động sản thua lỗ

Cuộc giám sát này có nội dung đầy đủ là: "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016".

chuan bi giam sat von tai san o mot loat tap doan lon cua nha nuoc viettel evn pvn
Hội thảo thực trạng sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, cổ phần hóa DNNN- một bước chuẩn bị cho cuộc giám sát - Ảnh:qh.vn

Đây là chương trình giám sát tối cao và duy nhất đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vừa qua và triển khai trong năm 2018.

Đoàn giám sát sẽ làm việc với nhiều Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)...

Trong quá trình giám sát, đoàn giám sát sẽ làm việc với các bộ, ngành liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải... và các Nhà tài trợ vốn ODA như JICA, OPEC, ADB, WB.

Một hoạt động đầu tiên để triển khai kế hoạch này, như Cổng thông tin Quốc hội vừa thông báo là ngày 19/12 hội thảo thực trạng sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề đặt ra đã được tổ chức tại nhà Quốc hội.

Tại hội thảo này,Phó chủ tịch Quốc hội - Trưởng đoàn giám sát Phùng Quốc Hiển cho biết: Trong giai đoạn 2011-2016, môi trường pháp lý về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từng bước được xây dựng, hoàn thiện về cơ bản, đáp ứng mục tiêu quản lý, sử dụng tài sản công cũng như công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Năm 2016, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước là 495.126 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2015. Tổng số nợ phải trả là 325.335 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 423.250 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỷ đồng, tăng 54% so với số thực hiện 2015 nếu xét cùng số lượng doanh nghiệp hiện có trong 2015. Tổng phát sinh nộp ngân sách nhà nước 62.967 tỷ đồng, tăng 24% so với 2015 nếu xét cùng số lượng doanh nghiệp hiện có trong 2015.

Vừa qua, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước 13 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cho thấy: các đòa kiểm toán đã phát hiện nhiều tồn tại, sai sót, trong công tác quản lý tài chính, tài sản công, để phát sinh nợ phải thu khó đòi, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả thấp, xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, giá trị thực tế tài sản cố định, giá trị các khoản đầu tư tài chính không đầy đủ hoặc bàn giao tài sản không đúng thực tế dẫn đến xác định thiếu giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Phần lớn doanh nghiệp hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí còn sai sót....

Hà Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.