|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chính phủ xử lý một loạt sai phạm tại Tổng công ty Sông Đà gần 3.000 tỷ đồng

20:41 | 05/12/2017
Chia sẻ
Vấn đề lớn nhất phải kể đến việc TCT Sông Đà đầu tư ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 2.355 tỷ đồng.

Ngày 5/10/2011, Tập đoàn Sông Đà có Văn bản số 184/TĐSĐ-HĐTV đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vốn điều lệ của Công ty mẹ là 7.205 tỷ đồng. Ngày 6/1/2012, sau khi được phê duyệt nguồn vốn trên, mức giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sông Đà tại thời điểm 31/12/2010 khoảng 6.942 tỷ đồng, không vượt vốn điều lệ quy định.

Như vậy, khoản tiền đầu tư vượt mức hơn 2.355 tỷ đồng theo kiến nghị tại tại Kết luận thanh tra đã được xử lý bằng Văn bản số 14/TTg-KTTH ngày 6/12 của Chính phủ.

Về đầu tư và sử dụng các quỹ, Tổng công ty Sông Đà đã thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Quỹ Thành viên Vietcombank 3 và Quỹ đầu tư Việt Nam với số tiền thu hồi gần 210 tỷ đồng trong khoản đầu tư trị giá 194 tỷ đồng.

Về số tiền 341 tỷ đồng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, Bộ Xây dựng đã có quyết định số 699/QĐ-BXD phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà tại thời điểm 1/1/2015. Đồng thời, CTCP Sông Đà 10 đã chuyển 200 triệu về quỹ này để xử lý việc giảm nguyên giá thiết bị, dụng cụ quản lý không có cơ sở.

Theo đó, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp đã được ghi nhận vào phần vốn Nhà nước của TCT Sông Đà. Năm 2011, CTCP Sông Đà 2 đa thu được 82 triệu công nợ của Trung tâm Y tế Hà Giang và trích lập dự phòng khó đòi hơn 587 tỷ đồng.

Về tình hình cân đối tài chính, việc trích khấu hao nhanh vượt quy định tại công trình Hầm đường bộ qua Đèo Ngang số tiền 27,4 tỷ đồng được Chính phủ chỉ đạo giữ nguyên sau cổ phần hóa. Giá trị doanh nghiệp của Sông Đà đã được kiểm toán Nhà nước thực hiện và Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 669/QĐ-BXD ngày 8/7/2016, trong đó đã bao gồm hơn 7,5 tỷ đồng nộp vào Ngân sách Nhà nước.

chinh phu xu ly mot loat sai pham tai tong cong ty song da gan 3000 ty dong
Công trình Hầm đường bộ qua Đèo Ngang

Ngoài ra, việc Sông Đà chuyển nhượng dự án Nam An Khánh không đúng theo quy định số tiền 155 tỷ đồng, Bộ Xây dựng cho rằng khoản phải thu này do công ty nhận được từ dự án được coi là một khoản doanh thu, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận còn lại được bổ sung vào vốn điều lệ để đảm bảo theo quy định ngày 6/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc CTCP luyện thép Sông Đà (CTCP Thép Việt Ý) chi phát sinh ngoài hợp đồng 19 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ cho rằng do Thép Việt Ý chưa có kinh kiểm triển khai dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng, thời gian triển khai dự án kéo dài trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy, khoản chi phí trên được Thép Việt Ý tạm thời đưa vào quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án này.

Năm 2016, TCT Sông Đà đã thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Thép Việt Ý với giá trị thu hồi 334,16 tỷ đồng/giá trị đầu tư 271,3 tỷ đồng.

Nhật Huyền