Chính phủ ban hành quy định mới về thuế ưu đãi đối với xe đeo biển ngoại giao
Không khó tìm thấy một chiếc xe biển ngoại giao trên đường (ảnh minh họa) |
Cụ thể, đối tượng được hưởng ưu đãi thuế phải đáp ứng điều kiện được Bộ ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế theo quy định… Đối tượng thứ 2 là những người có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán, đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam, đươc hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tối thiểu từ 12 tháng trở lên (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).
Ngoài ra, quy định còn áp dụng đối với đối tượng có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 12 tháng trở lên, kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tối thiểu từ 9 tháng trở lên…
Cũng theo Quyết định số 10 của Chính phủ, việc tạm nhập miễn thuế đối với các đối tượng trên chỉ áp dụng sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ, chuyển nhượng đối với ô tô xe máy đeo biẻn ngoại giao, xe gặp tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được…
Đối với trường hợp xe tạm nhập khẩu từ nước ngoài và xe tạm nhập khẩu dưới dạng tài san di chuyển, theo quy định phải tuân thủ quy định về nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng tại Nghị định 187; Đồng thời, không được tạm nhập khẩu đối với xe máy đã qua sử dụng.
Quyết định số 10 của Chỉnh phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2018 cũng đưa xe máy vào diện không được chuyển nhượng tại Việt Nam… Đối với ô tô chuyển nhượng, người mua cần có trách nhiệm kê khai, nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định, đồng thời ghi rõ mục đích sử dụng xe trên các giấy tờ mua bán.