|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chỉ số ngành sản xuất PMI Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN

15:00 | 03/01/2017
Chia sẻ
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 12 đạt mức 52,4 điểm, giảm so với mức 54 điểm của tháng 11. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước có chỉ số PMI xếp thứ 2 tại khu vực ASEAN.
chi so nganh san xuat pmi viet nam dung thu 2 khu vuc asean
Các DN ô tô phải nhập khẩu hầu hết các linh kiện sản xuất lắp ráp.

Theo nghiên cứu mới công bố của Nikkei, chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index™ (PMI)™ toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất ở mức 52,4 điểm trong tháng 12.

Mặc dù chỉ số PMI tháng này giảm so 54 điểm của với tháng 11 nhưng vẫn cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tiếp tục cải thiện mạnh mẽ. Các điều kiện hoạt động sản xuất đã cải thiện hơn trong suốt 13 tháng qua

Theo đó, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã đết thúc năm 2016 với một kết quả tích cực. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện nhờ mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng và việc làm.

Trong khi đó, tốc độ tăng hoạt động mua hàng vẫn là đáng kể khi các công ty muốn tăng lượng hàng tồn kho. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, và các thành viên nhóm khảo sát đối phó bằng cách tăng giá cả đầu ra với tốc độ nhanh nhất trong thời gian năm năm rưỡi qua.

chi so nganh san xuat pmi viet nam dung thu 2 khu vuc asean

Cùng với đó, các điều kiện hoạt động sản xuất đã cải thiện hơn trong suốt 13 tháng qua. Sản lượng ngành sản xuất trong tháng 12 đã tăng lần thứ mười hai trong 13 tháng qua, mặc dù tăng chậm hơn so với tháng trước.

Số lượng đơn đặt hàng mới nhiều hơn là nhân tố chính dẫn đến tăng sản lượng. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh mặc dù như với sản lượng, tốc độ tăng đã chậm lại.

Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, tương đương với tháng đầu tiên thu thập dữ liệu vào tháng 3/2011.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn cao vì chi phí nguyên vật liệu tăng và đồng Việt Nam giảm giá so với đồng USD.

Từ đó, các nhà sản xuất đã tăng giá đầu ra, với tốc độ tăng chỉ chậm hơn một chút so với mức cao của năm năm rưỡi trong tháng 11.

Theo Nikkei, hoạt đông mua hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh để đáp ứng số lượng đơn hàng đặt mới tăng lên và muốn tăng hàng tồn kho. Mức tăng mua hàng hóa đầu vào gần đây nhất là một trong những mức tăng mạnh nhất trong lịch sử chỉ số cho đến thời điểm này.

"Lĩnh vực sản xuất có vẻ khả quan bước vào năm 2017, năm mà IHS Markit dự báo GDP tăng 6,3%”, chuyên gia Andrew Harker tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nhận định.

Trong đó các nước ASEAN, chỉ số PMI tháng 12 của Philippines đang đứng ở vị trí đầu tiên với 55,7 điểm, Việt Nam xếp thứ 2 với 52,4 điểm, kế tiếp là Thái Lan với 50,6 điểm, Myanmar là 49,4 điểm, Indonesia là 49 điểm, Malaysia là 47,1 điểm và Singapore với mức thấp kỷ lục 43,4 điểm.

Thái Hoàng