Chi phí HRC đầu vào cao ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Thép Nam Kim
Cổ phiếu 'bốc hơi' gần 60% thị giá, Nam Kim khẳng định mọi hoạt động kinh doanh vẫn ổn định | |
Sản lượng thép tăng mạnh, Nam Kim có thể lãi 790 tỷ đồng 2018 |
Tăng trưởng sản lượng tôn mạ và ống thép 2018 lên lần lượt 23% và 20%
Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG), nhu cầu ổn định từ thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng sản lượng của tôn mạ và ống thép. VCSC duy trì giả định tăng trưởng sản lượng tôn mạ và ống thép 2018 lên lần lượt 23% và 20%.
Nguyên nhân là do việc mở rộng công suất nhà máy đã giúp tạo dư địa cho tăng trưởng. Cụ thể, nhà máy Nam Kim 3 đã tăng công suất tôn mạ thêm 190% lên 1,2 triệu tấn từ quý III/2017 đến quý I/2018, trong khi nhà máy Nam Kim 4 giúp tăng công suất ống thép thêm 150% lên 300.000 tấn từ quý II/2017. Theo đó, VCSC dự báo Thép Nam Kim sẽ hoạt động với công suất 60% trong năm 2018. Mức dư địa tăng trưởng còn rất lớn trong những năm tiếp theo dù không có kế hoạch tăng công suất lớn khác.
Tuy nhiên, chi phí thép cán nóng HRC đầu vào tiếp tục tăng cao ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Công ty. Dù VCSC đã giả định biên lợi nhuận sẽ có xu hướng giảm trong năm 2018 khi giá HRC phục hồi và cơ hội tích trữ nguyên vật liệu giá rẻ là khá hạn chế nhưng thực tế mức giảm biên lợi nhuận quý I đã cao hơn dự báo. Do đó, VCSC điều chỉnh dự báo, biên lợi nhuận 2018 còn 8,6% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 2018 giảm 20%.
Các biện pháp bảo hộ của Mỹ dự báo không tác động đến Thép Nam Kim
Mỹ đã áp mức thuế chống bán phá giá và thuế bảo hộ lớn đối với CRC (thép cuộn cán lạnh) và tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Vì Thép Nam Kim không sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất thành phẩm xuất khẩu sang Mỹ nên VCSC không nhận thấy rủi ro từ diễn biến này.
Công ty hiện sử dụng HRC từ Formosa Hà Tĩnh (FHS) hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản để thực hiện các đơn hàng đi Mỹ. Thuế bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước vẫn duy trì cho đến năm 2020-2022. Bên cạnh đó, VCSC cho rằng chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp này nếu thấy cần thiết.
Xem thêm |