CEO Summit 2017: “Chúng ta phải chống lại những người chống lại thương mại tự do”
Ông Philipp Rosler, Thành viên Ban lãnh đạo, Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF |
Chiều 8/11, phiên thảo luận về Tương lai toàn cầu hóa đã diễn ra mở đầu 3 ngày làm việc của APEC CEO Summit 2017, phiên thảo luận đã tập trung vào những thách thức đặt ra đối với các chính phủ và doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thế giới ra sao trong 3 năm tới?
Trước câu hỏi của ông Andrew Stevens, Tổng biên tập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, CNN Quốc tế về việc nghĩ thế giới sẽ như thế nào trong 3 năm sắp tới, ông Ian Bremmer, Chủ tịch Tập đoàn Eurasia cho biết, điều đầu tiên ông thấy là sự bất ổn của địa chính trị tăng cường, sự thay đổi lớn từ các đồng minh cảm thấy có thể dựa vào Mỹ dài hạn, và nhiều người thấy rằng Trung Quốc làm lợi cho họ nhiều hơn.
Cũng theo ông Ian Bremmer, 3 năm tới đây sự bất bình đẳng tăng lên, Chính phủ Mỹ ở cấp quốc gia có thể xử lý nghiêm túc, chúng ta đang phải nhìn đây là tình trạng khủng hoảng.
“Quan ngại của tôi với toàn cầu hoá, chúng ta biết toàn cầu hoá sẽ tiếp tục nhưng sẽ bị tách rời khỏi mong muốn của người dân bình thường. Người châu Âu bình thường không cảm thấy thoả mãn với Liên minh châu Âu, họ không còn sự ủng hộ của người dân trên đường phố như ngày xưa. Tôi cho rằng đây là điều sẽ tiếp tục xảy ra. Nếu toàn cầu hoá tách rời toàn cầu hoá với người dân bình thường, đây là thế giới chúng ta không muốn sống”, ông Ian Bremmer nói.
Là đơn vị đã thực hiện các bài điều tra đối với Tổng giám đốc các doanh nghiệp tại 21 quốc gia, ông Rober E.Moritz, Chủ tịch toàn cầu PwC cho biết, lãnh đạo các doanh nghiệp này nói về mức độ lòng tin của họ với việc họ có thể xử lý các vấn đề doanh thu, lãi suất, niềm tin tăng lên vì chúng ta có nền tảng dân số học, người tiêu dùng, tầng lớp trung lưu có sức mua lớn hơn…
“Khu vực này trên thế giới đang cho họ niềm tin, phần còn lại của thế giới đã chứng kiến xu hướng tương tự về đầu tư. 75% nhà đầu tư nói họ sẽ đầu tư vào đây và đây là cơ hội”, ông Rober E.Moritz dẫn số liệu.
Tuy nhiên, Chủ tịch toàn cầu PwC cũng chia sẻ, điều quan ngại là tất cả họ đều thừa nhận có thể khó khăn trong việc đạt được thoả thuận thương mại tự do, khái niệm các thoả thuận thương mại đa phương vẫn còn sống.
“Khảo sát cho thấy lãnh đạo các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực tương lai 2-3 năm sau. Chúng ta nhìn thấy sự thay đổi quan điểm, cách nhìn của các tổng giám đốc từ việc có thể có mức độ trách nhiệm xã hội cao hơn”, ông Rober E.Moritz nói.
Toàn cảnh phiên thảo luận về Tương lai toàn cầu hóa diễn ra chiều 8/11. |
Đưa ra những bình luận lạc quan về thương mại toàn cầu, toàn cầu hoá, ông Philipp Rosler, Thành viên Ban lãnh đạo, Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF cho biết, ông dự hội nghị do Úc và EU tổ chức, EU có lợi ích trong thương mại tự do giữa Úc và EU, thương mại toàn cầu chúng ta cũng nên lạc quan. “Nhiều người chống đối hiệp định thương mại đa phương khi đó có nhiều biện pháp, chẳng hạn phương án song phương nhưng người ta hướng tới hiệp định càng lớn càng tốt”, ông Philipp Rosler nói.
Cũng theo ông Philipp Rosler, EU thảo luận với các quốc gia châu Á, ASEAN. ASEAN vì sao không đàm phán với EU, sau Hội nghị APEC lần này cần có đàm phán giữa EU và ASEAN về hiệp định thương mại tự do. "Chúng ta phải chống lại những người chống lại thương mại tự do, chúng ta phối hợp, tập hợp những bên khác liên quan để có thể thay thế những người muốn rút ra. Thế giới không phải do người bi quan sở hữu mà do người lạc quan sở hữu", ông Philipp Rosler nhấn mạnh.
“Chưa có biện pháp thay thế được tốt cho toàn cầu hoá”
Là một trong bốn diễn giả tham gia góp ý tại phiên thảo luận, trước câu hỏi được ông Andrew Stevens đưa ra “Toàn cầu hoá có ý nghĩa với người nghèo như thế nào”, bà Victoria Kwawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, từ những năm 90 đến năm 2015 GDP toàn cầu tăng gấp đôi, thương mại toàn cầu tăng gần gấp đôi so với GDP toàn cầu, hàng tỷ người đã thoát khỏi đói nghèo, khổ cực và đầu tiên khoảng cách giữa người giàu nhất ở Mỹ với người nghèo nhất ở các nước đang phát triển đang được thu hẹp dần.
Bà Kwawa cũng cho biết, bà chưa nhìn thấy biện pháp nào thay thế được tốt cho toàn cầu hoá. Dẫn ý kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói tại Davos là toàn cầu hoá là đại dương và nỗ lực biến đại dương thành dòng sông là không phù hợp, bà Kwawa đặt vấn đề, làm thế nào thúc đẩy quốc gia đi sau, nếu tránh thì khi đó sẽ rất khó đạt được sự tăng trưởng kinh tế lựa chọn quy nhất là cải tiến.
“Thay đổi thuế, giải quyết tranh chấp, vấn đề tiêu chuẩn an toàn, lương thực… đảm bảo rằng toàn cầu hoá mang tính bao trùm hơn, những người thiệt hại có cơ hội được đào tạo lại, chính sách bổ sung giúp họ có kỹ năng. Rút khỏi toàn cầu hoá không phải là một lựa chọn, thách thức của chúng ta là nỗ lực giúp duy trì đà của toàn cầu hoá”, đại diện WB cho biết trong bài phát biểu.
Những tên tuổi lớn quy tụ về APEC CEO Summit 2017 tại Đà Nẵng
Từ những "gã khổng lồ" đến người thay đổi cuộc chơi, 25 lãnh đạo cấp cao các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ trực tiếp ... |