|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cam kết giảm sản lượng dầu của OPEC có thực sự vô dụng?

19:00 | 05/04/2017
Chia sẻ
Đối với những ai đang cố gắng phán xét tính hiệu quả của cam kết giảm sản lượng dầu  của OPEC, hãy xem những báo cáo sau đây về khối lượng dầu thô được vận chuyển qua đường biển cũng như được dự trữ tại các tàu chở dầu trên biển.
cam ket giam san luong dau cua opec khong he vo dung
Một tàu chở dầu vừa xuất cảng Marseille. Giá dầu Brent liên tục biến động mạnh trong suốt năm 2016, buộc OPEC phải đi đến phương án giảm sản lượng dầu. (Ảnh: Reuters).

Nguồn cung dầu thô đang thực sự giảm

Theo số liệu mà Vortexa, một ông ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ, cung cấp cho Financial Times, khối lượng dầu thô được vận chuyển qua đường biển và được dự trữ tại các tàu chở dầu trên biển đã giảm tới 16% kể từ đầu năm nay. Trong đó, những thùng dầu được dự trữ trên các tàu chở dầu hàng nặng từ 7 ngày trở lên được xem là dầu dự trữ nổi.

Con số này chứng tỏ, nguồn cung dầu toàn cầu đang giảm nhanh hơn với suy nghĩ của phần lớn thị trường. Nói cách khác, những báo cáo về tiến trình cắt giảm sản lượng dầu của OPEC hay tồn kho dầu thô của Mỹ trong thời gian qua không phản án đầy đủ tình hình nguồn cung dầu toàn thế giới.

"Theo chúng tôi, hiện đã có một vài bằng chứng chứng tỏ cam kết cắt giảm sản lượng dầu của OPEC đang có tác động lớn lên thị trường dầu mỏ, mà sự thay đổi đầu tiên có thể thấy ngay trong lĩnh vực vận tải biển," ông Fabio Kuhn, Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập Vortexa cho biết.

Theo số liệu của Vortexa, khối lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển (từ khu vực khai thác tới các nhà máy lọc dầu và kho dự trữ) tính đến ngày 3/4 đạt 759,6 triệu thùng. Ngoài ra, thế giới vẫn còn 52 triệu thùng dầu được dự trữ trên các tàu chở dầu trên biển.

Trước đó tính đến ngày 1/1, khối lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển lên tới 899,4 triệu thùng với 78,4 triệu thùng dầu được dự trữ trên các tàu chở dầu.

Nếu tính riêng trong ngày 3/4, lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển và được dự trữ trên các tàu chở dầu cũng giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chứng tỏ, nguồn cung dầu thô giảm không chỉ mang tính thời vụ, dù rất nhiều nhà máy lọc dầu thường đóng cửa bảo trì trong mùa xuân.

Tất nhiên, vì không bao gồm số lượng dầu được vận chuyển thông qua các đường ống và đi trực tiếp từ giếng dầu tới các nhà máy lọc dầu hoặc kho dự trữ, nên số liệu của Vortexa không phản ánh đầy đủ tình hình nguồn cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên, lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển và được dự trữ trên các tàu chở dầu thực tế vẫn chiếm một phần đáng kể trong tổng quy mô khoảng 98 triệu thùng/ngày của thị trường này.

OPEC cũng đang tích cực giảm nguồn cung

cam ket giam san luong dau cua opec khong he vo dung
Sản lượng dầu của các nước thành viên OPEC trong ba tháng tính đến tháng 2/2017. (Nguồn: Financial Times).

Đề cập đến cam kết của OPEC, dù các nước thành viên và một số nước ngoài hiệp hội chỉ cam kết giảm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 2% tổng cung dầu toàn cầu, nhưng đây lại là những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới với phương thức vận chuyển chính là qua đường biển. Ví dụ, Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất của OPEC đã xuất khẩu gần 3/4 lượng dầu mỗi ngày qua đường biển.

Đã được hai tháng kể từ khi OPEC và 11 nước ngoài hiệp hội tiến hành cắt giảm sản lượng dầu thô nhằm đẩy giá dầu phục hồi và tái cân bằng thị trường. Nhờ nỗ lực cắt giảm tích cực của Saudi Arabia, OPEC đã vượt mục tiêu giảm sản lượng trong tháng 2 với mức độ tuân thủ cam kết đạt 110%. Tính đến hết tháng 2, mức độ tuân thủ cam kết giảm sản lượng dầu trung bình của OPEC là 101,5%.

Xét đến nguồn cung dầu của Mỹ, ông Kuhn nhận định: "Mỹ đang sản xuất quá nhiều dầu, tồn kho dầu theo đó vẫn đang tăng. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới không như vậy. Mỹ giống như bị cô lập với thế giới khi tăng cường sản xuất dầu thô."

Theo số liệu được Ủy ban Thông tin Năng lượng Mỹ công bố, sản lượng dầu nội địa của Mỹ đã liên tục tăng kể từ đầu năm nay và đang hướng tới ngưỡng 9 triệu thùng/ngày.

Chính sự bùng nổ trong hoạt động sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ khiến thị trường rất lo ngại về tính hiệu quả của cam kết giảm sản lượng dầu thô mà OPEC ký kết vào cuối năm ngoái. Giá dầu thô theo đó đã phải rất chật vật để vượt lên ngưỡng 50 USD/thùng từ đầu năm nay.

cam ket giam san luong dau cua opec khong he vo dung
Diễn biến giá dầu Brent kể từ cuối năm ngoái đến nay. (Nguồn: Financial Times).

Oanh Oanh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.