|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các thỏa thuận thương mại có thể khiến thịt heo Mỹ chật vật tại thị trường Nhật Bản, Việt Nam

20:00 | 07/12/2017
Chia sẻ
Theo National Hog Farmer, việc Mỹ rút ra khỏi các thỏa thuận thương mại với Việt Nam và Nhật Bản sẽ đẩy xuất khẩu thịt heo của nước này rời vào tình trạng khó khăn. 

11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) gần đây công bố kế hoạch tiếp tục theo đuổi thỏa thuận với một phiên bản cái tiến của TPP. Nếu thỏa thuận này, được biết đến là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), được triển khai mà không có Mỹ, sẽ tạo ra những lợi thế về thuế đang kể cho các đối thủ lớn của thịt heo Mỹ.

Mỹ đạt được nhiều thỏa thuận tự do thương mại với nhiều quốc gia thuộc CPTPP, nhưng lại bỏ qua những nhân tố chủ chốt là Việt Nam và Nhật Bản.Tại Nhật Bản, thịt heo Mỹ nhập khẩu đang phải đối mặt với một hệ thống thuế và giá tại cửa phức tạp làm tăng chi phí tham gia vào thị trường chất lượng cao và cạnh tranh gay gắt này.

Mexico và Chile đang cố gắng gia tăng tiếp cận thị trường tại Nhật Bản thông qua CPTPP giống như Canada, đối thủ chính của Mỹ tại thị trường thịt heo đông lạnh Nhật Bản. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận đối tác thương mại trên nguyên tắc với Nhật Bản cùng những điều kiện tương tự, và thỏa thuận này được dự đoán sẽ sớm hoàn thành. Khi những thỏa thuận này được ký kết và triển khai, Mỹ sẽ là nhà cung ứng thịt heo lớn duy nhất của Nhật Bản không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ một thỏa thuận thương mại.

Mặc dù hệ thống giá tại cửa đối với thịt heo đông lạnh của Nhật Bản không bị loại bỏ vì CPTPP hay thỏa thuận đối tác kinh tế EU - Nhật Bản, thuế quan theo đơn giá hàng sẽ được loại bỏ và những sản phẩm nhập khẩu có giá tối đa thấp hơn giá tại cửa sẽ bị loại bỏ trong vòng 10 năm, từ 482 yen/kg xuống 125 yen/kg trong năm đầu tiên, sau đó xuống 50 yen/kg vào năm thứ 10.

Mức thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh/nguội 4,3% hiện tại của Nhật Bản sẽ giảm còn một nửa trong năm đầu tiên, với số thuế còn lại sẽ được miễn trong 11 năm. Nhật Bản cũng loại bỏ biện pháp vệ hàng nhập khẩu hàng quý sang bảo hộ hàng năm, cho phép tăng trưởng nhập khẩu.

cac thoa thuan thuong mai co the khien thit heo my chat vat tai thi truong nhat ban viet nam
Ảnh minh họa.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của CPTPP và Hiệp định đối tác kinh tế EU - Nhật Bản là thuế của tất cả các sản phẩm chế biến từ thịt lợn của Nhật Bản sẽ về 0%.

Giá tại cửa sẽ vẫn áp dụng cho thịt xông khói và thịt muối, nhưng tất cả thuế suất sẽ được miễn trong vòng 10 năm và cơ chế tự vệ, cho phép mở cửa thị trường, sẽ chấm dứt trong năm thứ 12.

Trong vòng 6 năm, Nhật Bản sẽ loại bỏ 20% thuế đối với thịt heo và sản phẩm thịt heo chế biến, không bao bồm giá tại cửa của thịt xông khói và thịt muối. 10% thuế xúc xích cũng sẽ bị loại bỏ trong cùng thời điểm.

Mặc dù, EU không phải là nhà cung cấp quan trọng của thịt heo kể từ năm 2012, nhưng thị phần đã tăng đến 13% trong năm nay, và được dự báo có thể tiếp tục tăng một khi thỏa thuận đối tác kinh tế hoàn thành. Canada và Mexico cũng cạnh tranh với Mỹ để nhập khẩu thịt heo sang Nhật Bản.

Mỹ cũng là nhà cung cấp thịt heo đóng hộp và các sản phẩm chế biến từ heo khác lớn nhất của Nhật Bản, theo sau là EU. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của Mỹ tiếp tục chịu mức thuế 20%, thị phần của Mỹ được dự báo sẽ đi xuống.

Trong khi Việt Nam là một thị trường tương đối nhỏ đối với thịt heo Mỹ và là quốc gia có thể tự sản xuất thịt heo, Hiệp hội xuất khẩu thịt liên bang Mỹ (USMEF) vẫn nhận thấy những cơ hội xuất khẩu nội tạng sang Việt Nam trong ngắn hạn. Tính đến hết tháng 9 năm nay, thịt heo Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đạt 1.303 tấn, trị giá 4,2 triệu USD, chỉ tăng 4% về khối lượng so với năm ngoái, nhưng tăng hơn 40% về giá trị.

Đối với các nhà cung cấp tham gia vào CPTPP, Việt Nam sẽ loại bỏ thuế đối với sản phẩm thịt heo trong 5 - 10 năm, hiện thuế nhâp khẩu ở mức cao 34%. Thuế nhập khẩu đối với thịt heo đông lạnh (hiện ở mức 15%) và thịt heo chế biến sẽ bị loại bỏ trong 8 năm. Mức thuế 25% của sản phẩm thịt nguội sẽ được miễn trong 9 năm, và thuế nhập khẩu thịt nguội và đông lạnh các động vật khác sẽ bị loại bỏ trong 10 năm. 8% thuế đối với nội tạng đông lạnh bỏ đi cũng sẽ giảm xuống 0%.

EU đã hoàn thành thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam, mặc dù vẫn chưa được thông qua. Một khi thỏa thuận này được triển khai, thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với thị heo của EU sẽ bị loại bỏ theo quy trình tương tự CPTPP. Việt Nam là một thị trường tăng trưởng mạnh đối với hàng EU xuất khẩu, đặc biệt kể từ khi thị trường Nga đóng cửa đối với thịt heo EU vào năm 2014.

Năm 2016, EU xuất khẩu sang Việt Nam tổng cộng 54.613 tấn với giá trị 66,6 triệu USD, tăng mạnh từ mức 3.239 tấn với giá trị 4,3 triệu USD trong năm 2013. Việt Nam là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn thứ 4 của châu Âu, với xuất khẩu đạt 34.782 tấn với giá trị 39,5 triệu USD vào năm ngoái.

Lyly Cao