Các Ngân hàng trung ương trên thế giới nghĩ gì về bitcoin?
Sau khi bitcoin xuất hiện, các ngân hàng trên thế giới đang phải đối mặt 2 vấn đề. Thứ nhất là phải làm gì về sự xuất hiện và tăng trưởng phi mã của tiền số. Thứ hai là có nên thừa nhận nó như một phương tiện thanh toán hay không. Dưới đây là một số quan điểm về bitcoin của Ngân hàng trung ương một số nước trên thế giới.
Mỹ và Pháp: Lo lắng về vấn đề bảo mật
Ông Jerome Powell, thành viên hội đồng quản trị và người đang được đề cử Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed cho rằng sẽ có nhiều thách thức về vấn đề bảo mật tài chính cá nhân trong bối cảnh đồng tiền này ngày càng phát triển.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Villeroy de Galhau cho rằng, trong lịch sử, các loại tiền tệ tư nhân đã có kết cục xấu, thậm chí còn xuất hiện những cuộc tấn công dữ liệu.
Ông Villeroy de Galhau cho biết “Những người sử dụng bitcoin cũng đối mặt với nguy cơ tấn công an ninh mạng tương tự”.
Còn nhiều ý kiến trái chiều về đồng tiền ảo bitcoin. |
Sự biến động giá cả cùng với việc không chịu sự quản lý của bất kỳ chính phủ nào là một trong những lý do khiến Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác lo lắng khó kiểm soát về đồng tiền này.
Khu vực EU: Bong bóng hoa Tulip
Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ đầu tư vào tiền tệ số. Vào tháng 9, Phó Chủ tịch ECB Vitor Constancio cho rằng, bitcoin không phải là một loại tiền tệ mà chỉ là một công cụ đầu cơ. Ông so sánh hiện trạng đồng tiền kỹ thuật số sẽ tượng tự như bong bóng giá hoa tulip ở Hà Lan vào thế kỷ 17.
Tháng 5/2017, Giám đốc ECB – ông Mario Draghi khuyến khích nghiên cứu sâu về công nghệ sổ cái phân tán. Tuy nhiên, ông Mario Draghi cho rằng, tác động của các đồng tiền số đối với nền kinh tế EU là rất hạn chế và nó không gây ra mối đe dọa về tiền tệ đối với các ngân hàng trung ương.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc: Phản đối bitcoin
Với quan điểm ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát các đồng tiền ảo, Trung Quốc đã yêu cầu công dân Trung Quốc không được phép dùng đồng Nhân dân tệ để mua tiền ảo và ngược lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ không thể mua bán hay quy đổi các loại tiền ảo như Bitcoin hay Ether bằng Đồng nhân dân tệ. Dù vậy, các nhà chức trách nước này vẫn cho rằng bitcoin sẽ giúp cải thiện hiệu quả thanh toán và cho phép kiểm soát chính xác hơn các loại tiền tệ.
Còn Ngân hàng trung ương của Ấn Độ phản đối bitcoin bởi nó có thể là một kênh rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Tuy nhiên, nước này vẫn có một nhóm nghiên cứu về ứng dụng tiền ảo một cách hợp pháp.
Trong khi đó, Ngân hàng Hàn Quốc đang ra sức ngăn cản các giao dịch bitcoin. Các nhà quản tiền tệ Hàn Quốc lo lắng bitcoin sẽ được sử dụng để tài trợ cho tội phạm. Phó Thống đốc Shin Ho-soon cho biết sẽ có nhiều nghiên cứu và giám sát hơn nữa về đồng tiền này.
Nhật Bản, Đức: Cần tìm hiểu kỹ hơn về đồng tiền số
Dù không có kế hoạch phát hành đồng tiền này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết cần nâng cao kiến thức về công nghệ đứng đằng sau bitcoin.
Tại quốc gia có tỷ lệ dùng tiền mặt cao như Đức, ngân hàng trung ương vô cùng thận trọng với sự xuất hiện của bitcoin và các loại tiền tệ ảo khác.
Thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng trung ương Đức, Carl-Ludwig Thiele cho biết, ông coi bitcoin là sự đầu cơ hơn là hình thức thanh toán. Carl-Ludwig Thiele nói: "Việc gửi tiền vào blockchain sẽ làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể làm nới lỏng chính sách tiền tệ. Đồng thời, Bundesbank đã tích cực nghiên cứu áp dụng công nghệ vào các hệ thống thanh toán".
Anh, Canada: Nhiều tiềm năng
Ngân hàng Trung ương Anh đã bắt đầu phát triển công nghệ tài chính vào năm ngoái. Theo đó, công nghệ blockchain có thể giúp các ngân hàng tăng khả năng phòng thủ cũng như chống lại cuộc tấn công an ninh mạng và sửa đổi cách thanh toán giữa các tổ chức và người dùng.
Trong khi đó, Phó thống đốc cấp cao của Ngân hàng Canada Carolyn Wilkins cho biết tiền ảo không phải là tiền thật nhưng thực sự có thể coi là một tài sản. Bà cho rằng, công nghệ này sẽ giúp hệ thống tài chính trở nên hiệu quả hơn.
Hiện, sự tăng trưởng phi mã của bitcoin khiến nhiều nhà đầu tư không muốn bỏ lỡ cơ hội. Việc phát hành tiền ảo, chấp nhận tiền ảo hay không cũng như vấn đề bảo mật của đồng tiền này là những mối quan tâm lớn của các ngân hàng trên thế giới.
Giá bitcoin đã sắp chạm ngưỡng 10.000 USD, vượt xa dự đoán của các chuyên gia tài chính. Kể từ đầu năm đến nay, giá đồng tiền ảo này đã tăng khoảng 9 lần.
Giá bitcoin, ethereum tăng cao, thị trường đạt mốc 300 tỷ USD
Số liệu từ CoinMarketCap cho thấy giá trị thị trường của tất cả những đồng tiền kỹ thuật số hiện là 300,5 tỷ USD. Trong ... |