|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các ngân hàng trên thế giới điều chỉnh chính sách sau khi Fed tăng lãi suất

08:12 | 18/03/2017
Chia sẻ
Các ngân hàng trung ương từ Bắc Kinh (Trung Quốc), Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) cho tới London (Anh) đã nhanh chóng có phản ứng trước động thái thay đổi chính sách của Fed. 
cac ngan hang tren the gioi dieu chinh chinh sach sau khi fed tang lai suat

Các ngân hàng trung ương của Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE), Kuwait và Bahrain cũng đã siết chặt các chính sách lãi suất ngay sau khi Fed công bố quyết định trên.

Trong số các nền kinh tế lớn, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn đang chật vật với cuộc chiến chống lạm phát và tăng trưởng thấp.

Tuy nhiên, dù hai ngân hàng này khó có thể tăng lãi suất hay hạn chế việc mua trái phiếu - điều mà Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda tuyên bố ngày 16/3 khi khẳng định Nhật Bản sẽ giữ vững chính sách của mình - hai ngân hàng này bắt đầu đưa ra những tuyên bố có tính lạc quan hơn về thời điểm điều chỉnh chính sách và lãi suất của mình.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Anh cho biết một trong số các nhà hoạch định chính sách của họ đã đề xuất tăng lãi suất đi vay trong khi một số khác không mặn mà với ý kiến này, báo hiệu nguy cơ áp lực đối với việc siết chặt chính sách tiền tệ sẽ càng trở nên lớn hơn nữa trong khi lãi suất của Anh hiện vẫn được giữ ở mức thấp là 0,25%.

Còn Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định siết chặt lãi suất cơ bản ngay sau khi FED đưa ra tuyên bố của mình, trong khi Ngân hàng trung ương Phần Lan dự đoán các nền kinh tế Bắc Âu sẽ cân nhắc kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian tới, sau một thập kỷ trì hoãn.

Trao đổi với báo giới, nhà kinh tế Sean Callow của Viện Westpac tại Sydney (Australia) nhận định: “Xét cho cùng, việc FED tìm cách đẩy nhanh tốc độ quá trình tiêu chuẩn hóa chính sách sẽ làm thay đổi mục tiêu và các điều chỉnh đã được cân nhắc của nhiều ngân hàng trung ương”.

Theo ông, việc nới lỏng tiền tệ tại các nền kinh tế đang nổi “giờ đây sẽ chỉ cần thiết nếu người ta không còn lựa chọn nào khác…”.

Tuy nhiên, ông Shehriyar Antia, người sáng lập Tập đoàn Macro Insight, cho rằng đối với BOJ và ECB, “việc FED tăng lãi suất sẽ giúp họ linh hoạt hơn...trong việc ra các quyết định tương tự mà không ảnh hưởng tiêu cực tới đồng nội tệ”.

Giới chuyên gia cũng nhận định lộ trình chính sách mới của Fed là một thay đổi lớn đối với các thị trường toàn cầu vốn suốt một thập kỷ qua vẫn quen với các chính sách nới lỏng tiền tệ. Mặc dù nhiều nền kinh tế đang nổi đã có một số dấu hiệu hồi phục tích cực, song thực tế họ vẫn đang chật vật tìm cách kích thích nhu cầu trong nước.

Các ngân hàng trung ương cũng gặp khó khăn trong việc đồng bộ lãi suất nội địa phù hợp với tình hình nhu cầu địa phương, do phải kiểm soát dòng vốn nước ngoài đang tràn vào trong nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong khi lãi suất tại các nước phát triển quá thấp.

Ngoài ra, các nền kinh tế này cũng đang phải tìm cách ngăn đồng nội tệ sụt giá quá nhiều so với đồng USD đang ngày càng tăng giá.

Nhà kinh tế Tim Condon thuộc hãng phân tích thị trường ING cho rằng "ngay cả khi điều kiện trong nước cho phép cắt giảm lãi suất, những lo ngại về nguy cơ tổn hại tới thị trường tài chính sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải thận trọng… Điều này càng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trung ương vốn đang cần, hoặc muốn cắt giảm lãi suất”.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, đây là lần thứ 3 Fed tăng lãi suất. Kế hoạch này không nằm ngoài dự đoán, và mức tăng cũng chỉ tương đối, song lại diễn ra sớm hơn những gì mà giới đầu tư dự trù vài tuần trước.

Quyết định của Fed cũng tạo tiền đề cho khoảng 2 đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu cải thiện nhất định.

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.