BVSC: Lý do nào khiến trái phiếu chính phủ sẽ 'ế ẩm' cuối năm?
Lãi suất mức đáy, trái phiếu chính phủ không còn hấp dẫn với nhà đầu tư
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), xét ở góc độ cung cầu, hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) trong quý cuối năm nhiều khả năng sẽ trong tình trạng trầm lắng.
Trên thực tế trong quý III, tỷ lệ trúng thầu trong các phiên đấu thấu cũng đã ở mức thấp, dưới 50% thay cho mức 100% liên tục trong nhiều phiên quý II. Kho bạc Nhà nước cũng đã phải điều chỉnh giảm khối lượng phát hành tại từng kỳ hạn cho mỗi phiên từ mức 1.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 500 tỷ đồng.
Về phía cung, tính đến hết tháng 9, KBNN đã hoàn thành được 80,8% kế hoạch năm, do vậy sức ép phải phát hành bằng mọi giá bằng cách tăng lãi suất mạnh trong quý IV là không lớn.
Về phía cầu, lãi suất ở mức đáy như hiện nay đã khiến TPCP không còn là kênh quá hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với các ngân hàng khi họ luôn có xu hướng dành vốn cho kênh tín dụng trong thời điểm cuối năm. Thêm vào đó, chỉ số CPI có diễn biến bật tăng mạnh trong thời điểm cuối quý III cũng khiến kỳ vọng về lãi suất của người mua tăng lên.
Trong bối cảnh cả người mua và người bán đều không có nhiều động lực phải gia tăng hoạt động giao dịch, diễn biến ảm đạm có thể sẽ là nét chủ đạo trên thị trường TPCP trong quý cuối năm. Theo đõ, lãi suất trúng thầu được dự báo sẽ đi ngang ở mức như hiện nay hoặc tăng nhẹ không đáng kể (khoảng 10-30 điểm cơ bản).
BVSC cho rằng thị trường thứ cấp nhiều khả năng cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự với khối lượng giao dịch có thể sụt giảm và lãi suất tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp như hiện nay.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng lãi suất các kỳ hạn trên thị trường thứ cấp sẽ bật tăng nhanh hơn so với trên thị trường sơ cấp do có thể xảy ra hiện tượng nhà đầu tư chốt lãi các khoản trái phiếu đã mua vào thời điểm đầu năm, nhằm hiện thực hóa lợi nhuận trong quý cuối năm. Tuy nhiên, theo BVSC điều này nếu có xảy ra cũng chỉ là hoạt động mang tính ngắn hạn và cục bộ, khó có thể trở thành làn sóng “bán tháo” khiến lãi suất thứ cấp tăng mạnh.
Áp lực trả lãi, Chính phủ nên xem xét giới hạn hoặc tạm dừng phát hành TPCP
Báo cáo BVSC cũng đề cập đến nguyên nhân về việc tăng lượng tiền gửi của KBNN là do vấn đề chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công đang diễn ra phổ biến ở các Bộ ngành và địa phương.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến hết tháng 8/2017, tổng tiền gửi của KBNN tại các ngân hàng đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với đầu năm. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đầu năm 2017 ước đạt 192.800 tỷ đồng. Nếu tính tỷ lệ theo tổng vốn mà Quốc hội giao thì mới đạt 54%.
Điều này dẫn đến hệ lụy là ngân sách Nhà nước tiếp tục phải trả lãi cho các khoản vay thông qua phát hành TPCP trong nước trong khi nguồn vốn không được đầu tư vào nền kinh tế sẽ không thể hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng.
BVSC nhận định đây là một bất lợi không nhỏ đặt trong bối cảnh tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện đã áp sát mức trần 65% GDP. Do vậy, căn cứ vào diễn biến hiện nay, BVSC cho rằng giải pháp ngắn hạn là trong lúc chờ giải ngân vốn đầu tư công có sự cải thiện, Chính phủ nên xem xét giới hạn hoặc tạm dừng phát hành thêm TPCP mới trong các tháng còn lại của năm nay. Điều này sẽ giúp cho ngân sách Nhà nước giảm được phần nào chi phí trả lãi cho các khoản vay tạm thời chưa cần thiết.
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm hút hàng, KBNN tăng gấp đôi khối lượng gọi thầu
Trong tuần qua, trái phiếu kỳ hạn 5 năm tiếp tục hút khách với mức lãi suất tăng không đáng kể, khối lượng đặt thầu ... |