|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bước chân vào CPTPP, ngành gỗ Việt Nam phải giải quyết thách thức về thương hiệu, sở hữu trí tuệ

11:38 | 27/03/2018
Chia sẻ
Tham dự hội thảo: “Bức tranh xuất nhập khẩu ngành gỗ năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững” ngày 27/3 tại Hà Nội, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Phát triển xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hơn là thách thức.
buoc chan vao cptpp nganh go viet nam phai giai quyet thach thuc ve thuong hieu so huu tri tue Ngành gỗ và chuyện 'ăn đong'
buoc chan vao cptpp nganh go viet nam phai giai quyet thach thuc ve thuong hieu so huu tri tue Ngành gỗ Việt Nam hào hứng với CPTPP
buoc chan vao cptpp nganh go viet nam phai giai quyet thach thuc ve thuong hieu so huu tri tue Ngành gỗ Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD?

“Từ hiệp định TPP trước đây, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác thương mại gỗ với nhiều quốc gia mạnh như Mỹ. Bình quân một năm chúng ta buôn bán với Mỹ trên 3 tỷ USD. Ngoài ra còn có các quốc gia thành viên TPP cũ như Nhật Bản, Australia và New Zealand. Tham gia vào CPTPP còn có một số quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh khác như Canada, với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy cơ hội đối với ngành gỗ là nhiều hơn”, ông Quyền cho biết.

Ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản ... được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống. "Trước đây, chúng ta thường nhập khẩu máy móc giá rẻ nhưng kém chất lượng tại Trung Quốc và Đài Loan. Nhưng giờ chúng ta có thể nhập khẩu máy móc công nghệ chất lượng cao từ các quốc gia phát triển khác", ông Quyên cho biêt.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp của các thành viên tham gia CPTPP rất mạnh, rừng tốt, quản lý rất bài bản. Vì vậy, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có thể học cách quản trị kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

buoc chan vao cptpp nganh go viet nam phai giai quyet thach thuc ve thuong hieu so huu tri tue
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phát biểu tại hội thảo sáng ngày 27/3. Ảnh: Lyly.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là quyền sở hữu trí tuệ. Theo ông Quyền, hiểu biết về vấn đề sở hữu trí tuệ ngành gỗ của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước rất hạn chế.

Với 8 tỷ USD giá trị xuất khẩu, nhưng giá trị sản phẩm thiết kế tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

“Chúng ta đều sản xuất theo thiết kế đặt hàng của nước ngoài, vì vậy họ sẽ bảo vệ bản quyền đó. Muốn có thiết kế thì mình phải có thương hiệu, muốn có thương hiệu phải có sở hữu trí tuệ. Và muốn có sở hữu trí tuệ chúng ta phải có nhân lực, đào tạo. Đây là một vấn đề hết sức đau đầu. Có lẽ đã đến lúc ngành gỗ chúng ta phải bắt đầu từ bây giờ để có lộ trình triển khai, học tập để hiểu thế nào là sở hữu trí tuệ, thế nào là thực hiện sở hữu trí tuệ”, ông Quyền nói.

Cùng với đó là hiểu biết về gỗ hợp pháp. Dù cơ bản xây dựng các khái niệm, định nghĩ thống nhất về pháp lý, song chưa có luật, quy định cụ thể. Theo ông Quyên, sau khi Việt Nam ký kết tham gia vào CPTPP, chính phủ sẽ chính thức đưa ra luật ngành gỗ cụ thể.

“Ví dụ khi tôi hỏi một hộ gia đình trồng rừng ở Yên Bái có biết gỗ nào là gỗ hợp pháp, gỗ nào là gỗ trồng rừng không, thì họ không biết và chỉ cần có người mua là bán”.

Vì vậy, ông kiến nghị nhà nước cần nhanh chóng hiện nội lực hóa tất cả cơ chế, chính sách khi tiến hành cam kết CPTPP. Nguyên nhân là, trong thực thi nghị định của hiệp định CPTPP sẽ liên quan tới rất nhiều đối tác không chỉ các doanh nghiệp gỗ, mà còn hộ gia đình trồng rừng, thương mại gỗ, vận tải gỗ, thương lái gỗ, chế biến gỗ … nhưng hiểu biểu của họ về vấn đề này là rất hạn chế.

Ngoài ra cơ chế quản lý dữ liệu, lưu chép trên bản cứng và bản mềm cần được đầu tư để đào tạo, hướng dẫn càng sớm càng tốt. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải tự vươn lên, học hỏi để phát triển hội nhập. Đồng thời phải sớm xây dựng hiệp hội trồng rừng để giúp xây dựng nguồn cung gỗ.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỷ USD trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỉ USD, 300 triệu USD còn lại là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như “sản phẩm mây tre, cói và thảm”.

Với kim ngạch này, ngành đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8-8,5 tỉ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 2016 – 2020.

Theo Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do bị Mỹ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc.

Suy thoái kinh tế năm 2008 - 2009 tại Châu Âu làm giảm sức sản xuất tại châu lục này, từ đó tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và Indonesia – các quốc gia cạnh canh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển.

Tố Tố