10 biểu đồ tóm lược kinh tế 9 tỉnh thành duyên hải miền Trung.
|
Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, với diện tích tự nhiên là 49.410 km2, chiếm 14,9% diện tích cả nước. Dân số trung bình theo thống kê sơ bộ năm 2015 là hơn 10,32 triệu người, chiếm 11,25% dân số cả nước, mật độ bình quân là 208,4 người/km2 - Nguồn: Tổng cục Thống kê (đơn vị: người). |
|
Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) 6 tháng đầu năm 2017, tính theo giá hiện hành của Vùng là 228.766,5 tỷ đồng, chiếm 11,11% so với GDP của cả nước. Cập nhật số liệu GRDP 6 tháng đầu năm 2017 của 9 tỉnh dưới đây cho thấy, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi là top 4 tỉnh có quy mô GRDP (tính theo giá hiện hành) cao nhất, trên mức 28.000 tỷ đồng - Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: tỷ đồng). |
|
6 tháng đầu năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 9 tỉnh thì có tới 8 tỉnh đều trên mức 5,73% của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế ghi nhận mức tăng trưởng cao tại khu vực này. Chỉ duy nhất có mức GRDP thấp dưới mức 5,73% của các nước, đó là Quảng Ngãi (1,25%). GRDP 6 tháng đầu năm 2017 ước tính tăng chỉ 1,25% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất 3 lần tạm dừng để bảo dưỡng tổng thể. Bên cạnh đó, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến tính đến hết tháng 5/2017 giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân giảm chủ yếu do đa số (6/10) sản phẩm có mức tiêu thụ giảm…Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: %). |
|
Biểu đồ về tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của 9 tỉnh cho thấy hầu hết mức tăng trưởng khá so mức tăng bình quân cả nước. Mảng dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng khá cao ở mức từ 5,6% - 8,28%. Đây là những con số tương đối lạc quan so với mức tăng bình quân khu vực dịch vụ của cả nước (6,85%). Trong đó, cao nhất là Quảng Nam (tăng 8,28%); tiếp đến là Khánh Hoà (8,03%); Bình Thuận (7,34%); Đà Nẵng (6,85%); Phú Yên (6,31%); Bình Định (6,13%); Thừa Thiện Huế (5,64%); Ninh Thuận (5,6%). Trong khi đó, mảng công nghiệp - xây dựng cũng tăng trưởng khá, trung bình ở khoảng 4,5-13,4%. Riêng chỉ có Quảng Ngãi ghi nhận mức sụt giảm 3,43 % do nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng hoạt động hai tháng để bảo dưỡng. Còn mảng nông - lâm - thuỷ sản, tỉnh có tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái là Ninh Thuận với 12,85%; tiếp đến là Bình Thuận (8,47%). Còn lại các tỉnh khác chỉ dao động ở mức khá thấp từ 1,7-4,68%, thấp hơn so với mức tăng 5,05% của cả nước - Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: %). |
|
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng năm 2017 so với cùng kỳ cho thấy Thừa Thiên Huế đứng đầu với 13,45%, trong khi Quảng Ngãi, với nguyên nhân nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động bảo dưỡng, đã giảm tới 11,85% so với cùng kỳ. Ngoài Quảng Ngãi, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam cũng giảm 0,45% so cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chính là do nhóm ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng lớn trong 4 nhóm ngành cấp một giảm mạnh là ngành chế biến chế tạo (-3,6%), đặc biệt ngành sản xuất và lắp ráp ôtô hai tháng gần đây giảm kể cả khâu sản xuất và tiêu thụ…Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: %). |
|
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 9 tỉnh trên trong 6 tháng năm 2017 nhìn chung đều cao hơn mức tăng 4,15% của cả nước. Trong đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm của Quảng Ngãi (7,28%), Phú Yên (6,49%), Quảng Nam (6,41%) có mức tăng khá mạnh so với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 5% như chỉ tiêu Quốc hội đặt ra cho cả nước năm 2017 - Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: %). |
|
Tổng thu ngân sách của 9 tỉnh trong nửa năm 2017 đạt trên 58.538 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi ngân sách là 45.921 tỷ đồng. Đóng góp vào ngân sách tỉnh Đà Nẵng là lớn nhất với 17.762 tỷ đồng, thấp nhất là tỉnh Phú Yên với 1095 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh còn có mức bội chi như: Thừa Thiên Huế (bội chi 477 tỷ đồng); Bình Định (2914 tỷ đồng); Phú Yên (1951 tỷ đồng) - Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: tỷ đồng). |
|
6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tỉnh duyên hải miền Trung là 88.358 tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước. Trong đó Đà Nẵng đứng đầu với trên 16.845 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Ninh Thuận đứng thấp nhất với 2491 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm ngoái. Đáng lưu ý có tỉnh Khánh Hoà, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 15.737 tỷ đồng, tăng tới 15,17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là tỉnh Bình Thuận cũng tăng tới gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8.486 tỷ đồng - Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (đơn vị: tỷ đồng). |
|
Trong 6 tháng năm 2017, thống kê 6 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận cho thấy có khoảng hơn 60 dự án FDI được cấp mới với tổng vốn đăng ký là gần 400 triệu USD, đây là con số thấp so với tiềm năng của khu vực - Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) - Đơn vị: Triệu USD. |
|
Trong 6 tháng năm 2017, thống kê 6 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đình, Phú Yên, Bình Thuận có 4383 doanh nghiệp mới thành lập, chiếm gần 7,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước. Trong đó, đáng lưu ý có Đà Nẵng có tới 2.200 doanh nghiệp được ra đời trong 6 tháng đầu năm 2017 - Đơn vị: doanh nghiệp. |
| Doanh nghiệp kỳ vọng gì ở đặc khu kinh tế? Việc thành lập 3 đặc khu kinh tế ở ba miền gồm đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), đặc khu Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) ... |
| Chủ đề Triều Tiên thử bom H làm 'nóng' Hội nghị cấp cao BRICS Động thái của Bình Nhưỡng sẽ là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh ... |
| Hành trình tới vành móng ngựa của nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN Ninh Văn Quỳnh Sau năm gắn bó với ngành dầu khí với hành trình thăng tiến trên đường thẳng, ngày 31/8/2017, Phó Tổng Giám đốc PVN Ninh Văn ... |