BOT Cai Lậy: Bộ Giao thông vận tải đề xuất hình thức đầu tư
Trạm thu phí Cai Lậy trên quốc lộ 1 (B), lẽ ra trạm này phải nằm ở đầu đường tránh thị xã Cai Lậy (A) thì mới hợp lý. (Ảnh: Nam Trần) |
Theo ông Khang, mong muốn của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang lúc đó là làm sao sớm có đường tránh để giải tỏa ách tắc giao thông.
Nhưng do nguồn vốn lớn quá, địa phương không thể làm nổi nên phải xin trung ương. Còn chuyện trung ương quyết định làm tuyến tránh bằng nguồn vốn nào tỉnh không chọn lựa được.
Tỉnh đề xuất đường tránh
Ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang - cũng nói khi chưa có đường tránh thì tình trạng ùn tắc giao thông rất nghiêm trọng tại ngã tư Cai Lậy.
Tỉnh có tính tới phương án làm cầu vượt tại vị trí ùn tắc nhưng kinh phí quá lớn cho nên UBND tỉnh mới đề xuất với Chính phủ làm tuyến tránh thị xã Cai Lậy.
Làm được tuyến tránh sẽ đạt được 2 mục tiêu là giải tỏa ách tắc giao thông tại ngã tư Cai Lậy và mở rộng thị xã Cai Lậy theo quy hoạch.
Sau đó, Chính phủ giao Bộ GTVT khảo sát. Bộ GTVT thấy kinh phí lớn, không có tiền làm nên cho chủ trương kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.
Tỉnh Tiền Giang hay nhà đầu tư đề xuất phương án láng nhựa 26km mặt đường quốc lộ 1? Trả lời câu hỏi này, ông Hùng nói khi lập dự án BOT Cai Lậy, nhà đầu tư đề xuất lập trạm thu phí trên quốc lộ 1 để thu phí.
Thấy như vậy là không hợp lý nên tỉnh có yêu cầu muốn đặt trạm thu phí ở vị trí này thì nhà đầu tư phải nâng cấp 26km đường, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước tại khu vực thị trấn Cai Lậy và sửa một số cây cầu trên tuyến.
Không hỏi ý kiến dân
Trả lời báo chí, các lãnh đạo Bộ GTVT đều cho rằng dự án BOT Cai Lậy đã lấy ý kiến rất đầy đủ, từ HĐND, đoàn đại biểu Quốc hội, hiệp hội vận tải ở địa phương. Tuy nhiên, đối tượng liên quan trực tiếp hầu như mù tịt thông tin dự án này.
Chúng tôi thử khảo sát khoảng 10 doanh nghiệp vận tải tại huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và một số địa phương khác thì hầu hết đều cho rằng không được tham vấn, không nắm rõ về dự án.
Ông Đặng Thành Lâm - chủ doanh nghiệp vận tải Tám Lập (xã Bình Phú, huyện Cai Lậy) - cho biết doanh nghiệp ông có tổng cộng 15 chiếc xe tải lớn nhỏ.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc có được lấy ý kiến dự án nói trên hay không, ông Lâm cho biết không hề có chuyện này.
“Anh em, bà con dòng họ tôi đều ở gần khu vực đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy, có tổng cộng trên 100 chiếc xe tải kinh doanh chở hàng nhưng có ai được thông báo hoặc lấy ý kiến về dự án đâu” - ông Lâm nói.
Chưa xác định ngày thu phí trở lại
Ông Nguyễn Phú Hiệp - giám đốc Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Cai Lậy) - cho biết chưa thể xác định được ngày thu phí trở lại.
Theo kế hoạch, trạm sẽ soạn thảo quy chế thu phí. Quy chế này sẽ được treo ở trạm thu phí và phát cho các tài xế.
Quy chế được xây dựng trên cơ sở phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh như: công an, thanh tra giao thông và các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT bàn bạc, thống nhất.
Trong quy chế có đề cập việc tài xế đưa tiền lẻ thì sau 30 giây xe phải rời khỏi buồng thu phí để đi vào làn chờ, kiểm đếm tiền xong sẽ cho tài xế đi.
Trước thông tin các tài xế sẽ tiếp tục dùng tiền lẻ để gây kẹt xe tại khu vực trạm thu phí BOT tuyến Cai Lậy, ông Nguyễn Văn Bảy - chánh thanh tra Sở GTVT Tiền Giang - cho biết:
“Chúng tôi sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông điều tiết giao thông”. Thanh tra giao thông cũng là đơn vị chính trong việc yêu cầu phải xả trạm khi xảy ra kẹt xe kéo dài.
“Nếu phía trạm không xả cửa sẽ bị lập biên bản xử phạt. Còn khi xả cửa mà tài xế không thực hiện thì lực lượng công an sẽ xử lý” - ông Bảy nói.
* Ông Đậu Anh Tuấn (ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN): Những câu hỏi cần được trả lờiVụ việc BOT ở Cai Lậy những ngày qua khiến trong tôi đặt ra quá nhiều câu hỏi. Cân nhắc về dự án thu phí trên con đường huyết mạch của miền Tây này không chỉ là bài toán lời lãi đối với một doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, một dự án hợp tác công tư phát triển hạ tầng. Phải tính toán có bao nhiêu tour du lịch hay con cá, con tôm, hạt lúa, trái cây vùng miền Tây phải cõng thêm chi phí để ra được đến thị trường? Bao nhiêu nhà đầu tư tiềm năng phải ghi thêm một dấu trừ khi đang cân nhắc đầu tư vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất vốn quá nhiều bất lợi và đang rất khát vốn đầu tư, khát việc làm? Bao nhiêu tiền ngân sách mà Nhà nước có thể phải bỏ ra để sửa những tỉnh lộ, huyện lộ sẽ xuống cấp nhanh chóng vì những dòng xe chạy vào để né trạm thu phí? Bao nhiêu người dân miền Tây đang kiếm sống ở Sài Gòn và các tỉnh Đông Nam Bộ với tiền lương ít ỏi lại phải thêm cân nhắc có nên về thăm quê hay không khi giá vé xe đò tăng, cho dù chỉ vài chục ngàn? Và bao nhiêu nữa, những tiếng thở dài, phàn nàn của những người dân lam lũ khi đi qua trạm thu phí, phải trả tiền đóng phí cho thứ... mà họ không hề sử dụng? Vụ việc BOT ở Cai Lậy cũng khiến tôi suy nghĩ về những quyết định chính sách. Tại sao người dân, là một bên rất quan trọng trong các hợp đồng BOT về giao thông, lại không được biết chút gì thông tin về các nội dung cam kết giữa Nhà nước và nhà đầu tư? Tại sao không ai hỏi họ? Ai giám sát hộ cho người dân xem các chi phí, tính toán tài chính của dự án có hợp lý và tối ưu chưa? Tại sao quá trình lựa chọn nhà đầu tư BOT thời gian qua lại luôn không công khai, minh bạch như vậy? Đây là những câu hỏi cần được trả lời trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về dự án BOT Cai Lậy.
* Bà Nguyễn Thị Hoài Thu (nguyên chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội): Cần rõ ràng cả đầu ra lẫn đầu vàoTôi thực sự rất buồn vì những ngày vừa qua quê hương tôi (Tiền Giang) lại trở nên nổi tiếng trên báo chí vì cái trạm thu phí BOT. Và kể cả sau khi Bộ GTVT tổ chức họp báo thông tin về dự án này thì dư luận cũng chưa ngưng. Theo tôi, các dự án BOT mới chỉ minh bạch thông tin đầu ra như đầu tư hết bao nhiêu tiền chứ không minh bạch đầu vào là thu được bao nhiêu tiền. Chính sự không minh bạch đó dẫn đến bức xúc của dư luận. Cho nên phải giải quyết vấn đề minh bạch tiền thu chi như thế nào để giải đáp được thắc mắc của dư luận, quan trọng hơn là khuyến khích được doanh nghiệp tiếp tục đầu tư chứ không phải để họ sợ rồi bỏ chạy. Việc minh bạch thông tin còn giải quyết được hậu quả (có thể xảy ra) đối với những phản ứng tiêu cực. T.V.Nghi - H.Điệp ghi |
Phải minh bạch các dự án BOTXung quanh trạm thu phí BOT tuyến Cai Lậy, tuần qua Tuổi Trẻ ghi nhận nhiều ý kiến của bạn đọc. Đa số bạn đọc đều đồng thuận bỏ trạm thu phí Cai Lậy, trả lại quốc lộ 1 thông thoáng như trước kia, đồng thời đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Bạn đọc Hoang Trung Thong còn đề nghị: “Không chỉ vụ trạm thu phí Cai Lậy mà phải thanh tra toàn bộ các dự án BOT trên cả nước để công khai cho dân biết”. Bạn đọc Quốc Vương cũng khẳng định “rất cần thiết, bức bách phải đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện các dự án BOT, rồi thông báo cho toàn dân biết, bởi các dự án BOT có rất nhiều cơ sở dấu hiệu lợi ích nhóm”. Bạn đọc Lê Tí thì nhấn mạnh: “Dân chúng tôi chỉ mong muốn đồng tiền chúng tôi bỏ ra để đóng góp xây dựng đất nước phải được hạch toán rõ ràng, công khai. Chúng tôi chỉ cần có vậy, để chúng tôi sẵn sàng đóng góp nhiều hơn”. Bạn đọc Lưu Nguyễn góp ý: “Nhân dân cần sự minh bạch trong tất cả hoạt động của GTVT. Thông tin minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất”. “Phải có tính cạnh tranh lành mạnh chứ không thể dựa dẫm để rồi độc quyền ép người dân không có sự lựa chọn, bắt buộc phải sử dụng và đóng phí phi lý” - bạn nguyenquanghuy bình luận. Đồng thuận với ý kiến này, bạn đọc Sam cho rằng: “Nếu thông tin minh bạch, nếu đấu thầu xây dựng thực sự cạnh tranh thì lúc đó mới nói đến chất lượng và chi phí bỏ ra”. Uyên Trinh |
Nhìn từ việc trạm BOT Cai Lậy vỡ trận: BOT cần cách làm mới Cho đến thời điểm này, nguy cơ vỡ trận trạm thu giá sử dụng đường bộ BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đã phần nào được ... |
Bộ đang bảo vệ lợi ích của ai trong bài toán BOT? Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đình Cung trăn trở trước thực tế Bộ GTVT đứng về chủ đầu tư trong các dự án BOT, ... |
Chủ trạm BOT Cai Lậy: Chúng tôi ở thế tiến thoái lưỡng nan Theo nhà đầu tư trạm thu phí BOT Cai Lậy, vị trí trạm, dự kiến số lượng phương tiện lưu thông, phương án tài chính ... |