|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bóc mẽ chiêu 'lãi suất cho vay ưu đãi' của ngân hàng

07:00 | 11/06/2017
Chia sẻ
Nhiều gói tín dụng với lãi suất cho vay thấp đầy hấp dẫn đối với người vay, nhưng trên thực tế, liệu ngân hàng có chịu cắt bớt lợi nhuận để dành ưu đãi cho người vay?
boc me chieu lai suat cho vay uu dai cua ngan hang
Ảnh minh họa.

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn có khá nhiều ngân hàng đồng loạt tung những chương trình với lãi suất cho vay ưu đãi, tổng giá trị lớn và thời gian kéo dài.

boc me chieu lai suat cho vay uu dai cua ngan hang Ngân hàng ồ ạt tung gói cho vay ưu đãi 'khủng'

Trên thực tế những gói cho vay này có thật sự “ưu đãi” như quảng bá của các ngân hàng, người vay sẽ được lợi ích ra sao khi tham gia các gói vay ưu đãi này.

Lãi suất cho vay ưu đãi có thực sự thấp hơn mức thông thường?

Lãi suất thường được xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu của người đi vay, do vậy phần “ưu đãi lãi suất” không thể thiếu khi ngân hàng tung ra các gói tín dụng mới. Mức lãi suất càng thấp càng hấp dẫn và thu hút nhiều người quan tâm.

Trong các chương trình lãi suất các ngân hàng triển khai gần đây đã xuất hiện nhiều mức lãi suất rất hấp dẫn như 5,5% tại DongABank; 6,5% tại BIDV và SHB, hay 6,8% của PVcomBank,…Tuy nhiên, lãi suất này đều là lãi suất “thấp nhất” chứ không phải áp dụng cho tất cả các khoản vay trong chương trình.

Hơn nữa, tuy con số lãi suất chương trình đưa ra thấp nhưng không kéo dà trong toàn bộ thời gian vay. Các mức lãi suất này thường chỉ được áp dụng một khoảng thời gian ngắn trong chu kỳ vay vốn của khách hàng. Có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc trong 1 năm đầu tiên, sau đó lãi suất khoản vay sẽ được điều chỉnh theo một biên độ nhất định tuỳ mỗi ngân hàng.

Như PVcomBank có lãi suất từ 6,8% nhưng cụ thể thì đối với mục đích mua nhà thì lãi suất áp dụng lại cao hơn là 8,49%/năm cố định trong 12 tháng.

Hay như tại SHB, có mức lãi suất 6,4%/năm chỉ áp dụng cho khoản vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp lớn trong thời gian tối đa là 6 tháng. Đối với cá nhân thông thường lãi suất cho vay trung dài hạn đưa ra là 8,9%/năm, cố định trong một năm. Biên độ lãi suất sau chương trình ưu đãi được thông báo “từ” 3,3% năm.

Nhìu người vay đã gặp phải trường hợp lãi suất sau khi thay đổi trở nên cao đột biến. Mục đích của ngân hàng là để bù đắp phần chi phí đã khuyến mãi trước đó để đảm bảo lợi nhuận mục tiêu. Điều này biến những con số tưởng chừng như “ưu đãi” không còn “ưu đãi” như lời hứa hẹn ban đầu.

Tuy nhiên, đối với một số ngân hàng có lãi suất huy động bình quân đầu vào thấp, cơ địa tăng trưởng tín dụng lớn, họ sẵn sàng giảm bớt lợi nhuận để phát triển thị phần và tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn. Khi đó, những chương trình lãi suất ưu đãi thực tế là có lợi cho khách hàng.

Hệ lụy từ các khoản phí bên lề

Khi tham gia các chương trình ưu đãi, ngoài chi phí lãi phải trả, nhiều trường hợp người vay phải trả thêm một số các khoản phí như thẩm định, phạt trả nợ trước hạn, quản lý tài sản, bảo hiểm tài sản,… Đây là một phương thức giúp ngân hàng thu hồi lại một phần ưu đãi đã áp dụng cho khách hàng; nhưng đối với người vay, đây lại là chi phí.

Trên thực tế, khách hàng trả nợ trước thời hạn đã phải chịu phí phạt trả nợ rất cao lên tới 4% - 5%. Trường hợp khách hàng được áp dụng lãi suất 6,5% trong 6 tháng đầu tiên, sau đó nếu cộng biên độ 3,3% thì lãi suất áp dụng sau đó là 9,9%.

Nếu hết một năm khách hàng muốn trả nợ trước hạn, với phí phạt là 3% thì ước tính chi phí khoản vay của khách hàng đã lên đến 11,2%. Như vậy lãi suất người vay phải trả đã cao hơn lãi suất bình quân của các khoản vay trung dài hạn của ngân hàng theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

boc me chieu lai suat cho vay uu dai cua ngan hang Ủy ban Giám sát Tài chính: Tình hình thanh khoản đã được cải thiện

Điều kiện đáp ứng được để được lãi suất thấp liệu có dễ dàng?

Ngoài lãi suất cho vay, điều kiện để được áp dụng lãi suất ưu đãi cũng là vấn đề đáng bàn. Không chỉ đơn giản là những điều kiện ban đầu về nhu cầu và loại hình doanh nghiệp hay đối tượng cá nhân nêu trong lời chào vay của nhân viên tín dụng hay quảng cáo. Khoản mục các điều kiện khác để tham gia các chương trình ưu đãi này có thể được ngân hàng liệt kê ra ở một văn bản khác và có quyền thay đổi bất cứ lúc nào.

Chỉ những khoản vay đủ điều kiện ngân hàng đưa ra và được ngân hàng phê duyệt mới được tham gia chương trình. Trong một số trường hợp khách hàng đã được đồng ý cho vay nhưng lại được thông báo hết hạn mức chương trình. Do vậy, người đi vay vẫn ở vị thế bị động và ngân hàng là người quyết định cuối cùng việc áp dụng hay không mức lãi suất trên.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trúc Minh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.