|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bỏ thủy sản, Seaprodex Saigon muốn đổi tên thành Địa ốc SSN

09:41 | 20/11/2017
Chia sẻ
Sau cổ phần hóa và thoái lui hoàn toàn của Nhà nước, Seaprodex Saigon tuy vẫn còn cái cái kén “thủy sản” nhưng ruột đã thành “bất động sản”. Và sắp tới đây, chủ mới của Seaprodex Saigon tiếp tục tháo kén để chính thức hóa thành doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với tên gọi “Địa ốc SSN”.

Thủy sản - Chỉ còn vang bóng một thời!

CTCP XNK Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon - Mã: SSN) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thành lập từ năm 1993, tập trung vào ngành hàng kinh doanh chế biến và xuất khẩu thủy sản. Theo lời tự giới thiệu, Seaprodex Saigon là một trong những nhóm doanh nghiệp có vị thế lớn nhất cả nước trong hoạt động thủy sản, mối quan hệ kinh doanh với nhiều tập đoàn thương mại trong nước và ngoài nước.

Seaprodex Saigon chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2006 với vốn điều lệ 96 tỷ đồng (Tổng công ty Thủy sản Việt Nam nắm 61% vốn). Theo thông tin từ báo cáo thường niên các năm, Công ty cho biết sau cổ phần hóa đã tập trung vào các hoạt động kinh doanh thủy sản, nông sản, vật liệu xây dựng và cho thuê kho bãi.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, sau khi Nhà nước thoái vốn hoàn toàn tại Seaprodex Saigon với giá chỉ 10.500 đồng/cp (tương đương tổng giá trị hơn 61,5 tỷ đồng), ban lãnh đạo Công ty công bố bắt đầu thay đổi định hướng kinh doanh vào bất động sản từ năm 2015 để tận dụng lợi thế quỹ đất sạch.

Đến tháng 11/2015, Seaprodex Saigon phát hành riêng lẻ để tăng vốn từ 96 tỷ lên 396 tỷ đồng. Liên quan đến đợt tăng vốn này, mục đích của đợt phát hành theo Seaprodex Saigon công bố tại thời điểm đó là để đầu tư vào các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, tập trung giữ vững cơ cấu xuất khẩu với các mặt hàng cá tra, bạch tuộc… là chủ lực (270-300 tỷ); và bổ sung vốn lưu động, chuẩn bị cơ cấu kinh doanh, khai thác bất động sản gồm dự án 678 Âu Cơ và 1534 Võ Văn Kiệt (20-30 tỷ đồng).

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thủy sản chưa biết chủ lực đến đâu mà đã “teo tóp” dần trong khi bất động sản dần trở thành “nồi cơm” của Công ty, mặc dù lớp vỏ bên ngoài với tên gọi thủy sản nhưng ruột của Seaprodex Saigon đã dần thay bằng bất động sản.

Theo thông tin từ báo cáo thường niên, Seaprodex Saigon cho biết 2016 là năm nhiều biến chuyển với việc chấm dứt hoàn toàn mảng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Công ty đã chuyển hướng, tập trung phát triển kinh doanh cho thuê mặt bằng, hợp tác đầu tư các dự án chung cư, căn hộ, khu thương mại cao cấp. Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay của Seaprodex Saigon là bất động sản và cho thuê kho bãi…

Kết quả kinh doanh qua các năm của Seaprodex Saigon trồi sụt thất thường, trong đó doanh thu giảm mạnh do rút dần mảng thủy sản. Trong nửa đầu năm 2017, Seaprodex Saigon đạt lãi ròng 38 tỷ đồng, tăng hơn 20% cùng kỳ nhờ doanh thu tài chính (lãi tiền gửi/cho vay, lãi từ hợp tác đầu tư).

Kết quả kinh doanh những năm gần đây của Seaprodex Saigon

ĐVT: tỷ đồng

bo thuy san seaprodex saigon muon doi ten thanh dia oc ssn

Động thái mới nhất từ Seaprodex Saigon là lấy ý kiến của cổ đông về việc đổi tên Công ty thành CTCP Địa ốc SSN, chính thức thay luôn lớp vỏ cũ kỹ của thủy sản. Công cuộc “lột xác” của Seaprodex Saigon góp phần không nhỏ từ nhân tố “chủ nhân” mới của Công ty.

Những gương mặt “chop bu” mới

Hơn hai năm kể từ khi Nhà nước thoái sạch vốn, cơ cấu nhân sự chóp bu tại Seaprodex Saigon đã thay máu toàn bộ, đặc biệt nhất là làn sóng đổi nhân sự từ giữa năm 2016. Trong đó có sự xuất hiện một số gương mặt đến từ doanh nghiệp bất động sản.

Hiện nay, ông Vũ Cao Trung đang là Chủ tịch của SSN. Ông Trung đồng thời đang giữ chức Phó Chủ tịch Tổng công ty Dâu tằm Tơ Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Seaprodex Saigon – ông Vũ Đức Tâm cũng là Trưởng Ban kiểm soát Tổng công ty Dâu tằm Tơ Việt Nam. Ông đồng thời cũng là đại diện pháp luật của CTCP Đầu tư Thanh niên Sài Gòn (thuộc CTCP Thanh niên – Thanh niên Corp). Mới đây, ông Vũ Đức Tâm đã rút khỏi HĐQT (và vị trí Tổng giám đốc), Seaprodex Saigon đã bầu thay thế vào HĐQT ông Tô Ngọc Ngời (Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn).

Một số thành viên HĐQT còn lại của Seaprodex Saigon cũng liên quan đến bất động sản là ông Nguyễn Phúc – đồng thời là Giám đốc pháp lý CTCP Thanh Niên và ông Phạm Văn Hải – đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Dịch vụ Địa ốc ACB.

Tính đến thời điểm giữa năm 2017, cổ đông lớn của Seaprodex Saigon gồm ông Nguyễn Nhân Kiệt (đại diện CTCP Đầu tư Thanh niên Sài Gòn) 46% vốn, Công ty Quản lý quỹ VietinBank 5,05%, CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MBCapital) 5,01%,…

bo thuy san seaprodex saigon muon doi ten thanh dia oc ssn

Thanh niên Corp có hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản với một số dự án như Hamorna, Centra Plaza, The Saigon Dragon Residences…

Dồn tiền cho các dự án bất động sản

Tính đến tháng 12/2016, theo thông tin từ Seaprodex Saigon, Công ty đang sở hữu và quản lý quỹ đất lên tới 35.000m2 tại các vị trí đắc địa ở quận 1, quận 3, quận 6 và quận Tân Bình tại TPHCM (mục tiêu đến năm 2020 tăng tổng diện tích quỹ đất lên 60.000m2).

bo thuy san seaprodex saigon muon doi ten thanh dia oc ssn
Dự án Centa Park tại quận Tân Bình

Các dự án đã và đang triển khai của Seaprodex Saigon gồm Centa Park (678 Âu Cơ, Quận Tân Bình với 4 mặt tiền Đồng Đen, Hồng Lạc, Âu Cơ và Bàu Cát 9), Cao ốc văn phòng 87 Hàm Nghi (quận 1), Thảo Điền (quận 2), Võ Văn Kiệt (quận 6). Trong thời gian tới, Công ty dự kiến huy động vốn khoảng 1,000-2,000 tỷ đồng để triển khai các dự án 87 Hàm Nghi, 1534 Võ Văn Kiệt, 4 Phạm Phú Thứ (quận Tân Bình).

bo thuy san seaprodex saigon muon doi ten thanh dia oc ssn
Dự án Cao ốc văn phòng 87 Hàm Nghi (trái) và trung tâm thương mại 1534 Võ Văn Kiệt (phải)

Đây đều là các đơn vị có liên quan đến Thanh niên Corp. Trong đó, Tamexim và NATICO là thành viên – liên doanh của Thanh niên Corp (ông Nguyễn Nhân Kiệt làm đại diện pháp luật của NATICO). Bên cạnh đó, ông Nguyễn Nhân Kiệt còn là Chủ tịch HĐQT tại Saicom (ông Vũ Đức Tâm là Tổng giám đốc).

Liên quan đến các dự án bất động sản, tính đến giữa năm 2017, Seaprodex Saigon đã chuyển cho CTCP Vật tư Xuất nhập khẩu Tân Bình (Tamexim) gần 200 tỷ đồng, chuyển cho CTCP Đầu tư Xây dựng Bưu chính Viễn thông (Saicom) gần 226 tỷ đồng và chuyển cho CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Nam Tiến (NATICO) 305 tỷ đồng để các đơn vị này đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho CTCP PPT Land thực hiện dự án Khu chung cư và thương mại dịch vụ cao tầng tại số 4 Phạm Phú Thứ, Quận Tân Bình, TPHCM (lợi nhuận 15%/năm).

Tại dự án khác, Seaprodex Saigon và CTCP Thương mại Dịch vụ và Xây dựng (TRASECO) hợp tác đầu tư Centa Park. Trong đó, Seaprodex Saigon góp vốn bằng quyền đầu tư dự án và các hạng mục công trình với giá tạm tính 500 tỷ đồng, TRASECO góp tiền 500 tỷ đồng. Ngoài ra, Seaprodex Saigon và Tổng công ty Dâu Tằm Tơ Việt Nam cũng hợp tác dự án, trong đó Seaprodex Saigon góp vốn bằng quyền sở hữu đối với công trình xây dựng trên đất và quyền sử dụng đất tại 1534 Võ Văn Kiệt, Tổng công ty Dâu Tằm Tơ Việt Nam góp vốn bằng chi phí đầu tư (đã góp vốn 14 tỷ đồng).

bo thuy san seaprodex saigon muon doi ten thanh dia oc ssn Nguyên Phó TGĐ Seaprodex Sài Gòn bán 4 triệu cổ phiếu SSN, thu 80 tỷ đồng ngay sau khi từ nhiệm

Ông Nguyễn Nhân Kiệt đã thực hiện bán thành công 4 triệu cổ phiếu SSN (tỷ lệ 10,11% vốn cổ phần) trên tổng số 6,2 ...

Uyên Minh