|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bỏ kho gạo và không còn đăng ký hợp đồng với VFA

16:50 | 06/01/2018
Chia sẻ
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đang trình Chính phủ có 10 điểm thay đổi so với trước nhưng 3 điểm mấu chốt gây tranh cãi nhiều nhất lâu nay đều có liên quan đến quyền quản lý của Nhà nước và vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
bo kho gao va khong con dang ky hop dong voi vfa Xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo vượt 7 triệu tấn trong năm 2018
bo kho gao va khong con dang ky hop dong voi vfa Năm 2017, dự báo xuất khẩu gạo đạt trên 5 triệu tấn
bo kho gao va khong con dang ky hop dong voi vfa
Thương nhân xuất khẩu gạo có thể sẽ không còn phải đăng ký hợp đồng, giá cả qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Ảnh: Trung Chánh.

Kho gạo làm khó thương nhân

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Điều kiện này nhiều năm là trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường xuất khẩu gạo.

Tất nhiên lúc ban hành nghị định này, các nhà hoạch định chính sách tạo động lực thúc đẩy thương nhân đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ bảo quản, chế biến, xuất khẩu gạo. Thực tế cho thấy, về cơ bản các thương nhân xuất khẩu gạo đều đáp ứng được điều kiện này nhưng còn thương nhân mới tham gia thị trường thì sao? - Thực tế có một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gạo đặc sản, hữu cơ với số lượng nhỏ, nhu cầu và khả năng đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo còn hạn chế nên không đáp ứng điều kiện theo quy định như trường hợp Một số thương nhân chuyên kinh doanh thương mại, mặc dù có khách hàng, thị trường nhưng không có năng lực tài chính, vốn hoặc đất đai và nguồn nhân lực cần thiết để đầu tư vận hành kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo theo quy định, do đó, đã không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

Quy hoạch địa bàn xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hoá xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu gạo cũng bất hợp lý, tạo rào cản đối với thương nhân tại nhiều địa phương khi muốn đầu tư tham gia xuất khẩu gạo. Mặt khác, quy định này cũng thể hiện sự can thiệp hành chính đối với quyền tự do cân nhắc, quyết định địa bàn đầu tư của doanh nghiệp.

Ai bán gạo vào thị trường tập trung?

Tại Điều 16 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP đã quy định về thị trường tập trung và việc thực hiện hợp đồng tập trung. Tuy nhiên thực tế thời gian Bộ Công Thương cho rằng một số vướng mắc nảy sinh như thời gian giao dịch thị trường tập trung, tiêu chí lựa chọn, duy trì đầu mối thực hiện hợp đồng tập trung, ràng buộc trách nhiệm và xử lý vi phạm của doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp được phân bổ thực hiện hợp đồng tập trung theo cơ chế ủy thác xuất khẩu, việc bổ sung 2 đầu mối tại một thị trường tập trung.

Do vậy, trong dự thảo Nghị định lần này quy định rõ trường hợp nhiều thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên; giao Bộ Công Thương thiết lập cơ sở pháp lý quy định về thị trường tập trung và hợp đồng tập trung.

Không còn đăng ký hợp đồng với VFA

Dự thảo nghị định bãi bỏ Điều 18 quy định về tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và Điều 19 quy định về giá sàn gạo xuất khẩu của nghị định cũ; điều chỉnh giảm quy định về lượng gạo dự trữ lưu thông của thương nhân; bãi bỏ quy định về đăng ký hợp đồng tại VFA, quy định thương nhân phải có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu. Thay vào đó là quy định áp dụng phương thức đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trực tuyến tại cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Hồng Ngọc