730 DN chưa niêm yết: 'Kinh doanh nhiều năm thua lỗ, niêm yết chưa mang lại lợi ích cho cổ đông'
Bộ Công thương dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện niêm yết |
Vì sao 81 doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương chưa thể niêm yết dù đã cổ phần hóa? |
Danh sách này được cập nhật tới ngày 26/6/2017 trên phạm vi 17 Bộ, 53 tỉnh, thành phố và 84 Tập đoàn, Tổng Công ty.
Theo danh sách, Bộ Công thương có tới 76 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện niêm yết. Ngoài ra Bộ Công thương còn có 5 công ty độc lập trực thuộc đang tiến hành bàn giao sang SCIC hoặc đang trong quá trình cổ phần hóa hoặc đã gửi hồ sơ.
Kế đến là Bộ NN&PTNT với 47 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty đã cổ phần hóa mà chưa niêm yết và 4 công ty độc lập trực thuộc đang làm thủ tục lưu ký hoặc không là công ty đại chúng.
Bộ Quốc phòng có 25 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa niêm yết và 14 công ty độc lập trực thuộc đang thoái vốn.
Ngoài ra, con số doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà chưa niêm yết ở Bộ Tài chính là 42, Bộ Xây dựng có 39, Bộ GTVT có 36, Bộ Thông tin truyền thông là 21...
Đối với các tỉnh, thành phố, UBND TP HCM đầu cả nước về số doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết, con số là 100.
UBND TP Hà Nội có 67 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết và 19 doanh nghiệp hoạt động độc lập chưa niêm yết (nguyên nhân số cổ đông nhỏ hơn 100 hoặc chưa thực hiện theo quy định).
Muôn ngàn các lý do chưa niêm yết
Nguyên nhân của việc chậm trễ niêm yết được kể đến như đã trình duyệt hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán trên sàn UPCoM nhưng chưa được chấp thuận; đang hoàn thiện hồ sơ để báo cáo quyết toán cổ phần hóa; đã lập hồ sơ đăng ký chứng khoán lần đầu nộp trung tâm lưu ý hoặc đang tiến hành đăng ký giao dịch. Nhiều doanh nghiệp giải trình "chưa đủ điều kiện, không phải là công ty đại chúng" (Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội - Habeco) hoặc "không đủ điều kiện" (Tổng công ty Thép Việt Nam)
Tuy nhiên, khá nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch nêu các nguyên nhân không đủ điều kiện đăng ký công ty đại chúng như vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, số lượng cổ đông không lớn hơn 100 người. Tiêu biểu, 18 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam không đủ điều kiện về số lượng cổ đông, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và 12 doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam có vốn điều lệ thực góp nhỏ hơn 10 tỷ đồng, 19 công ty thuộc Tổng công ty lương thực miền Bắc chưa phải công ty đại chúng... Chưa đủ điều kiện vốn điều lệ còn có 11 công ty con thuộc Tập đoàn VNPT, Bộ Thông tin truyền thông.
Một số công ty thuộc Habeco như Bia Quảng Bình, CTCP Bao bì Bia Rượu Nước giải khát và Habeco - Hải Phòng lại giải trình nguyên nhân sẽ xin ý kiến cổ đông biểu quyết thông qua trong ĐHCĐ thường niên 2017. Một số trường hợp khác nêu nguyên nhân đang thực hiện tái cơ cấu.
Đặc biệt, một số doanh nghiệp gặp vấn đề về tình trạng kinh doanh như kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền, tạm ngừng hoạt động; thua lỗ nhiều năm nên bị hủy niêm yết; ngừng sản xuất nhiều năm... Các trường hợp này phần lớn rơi vào các công ty thuộc Viettronics, Bộ Tài chính.
Ngoài ra, ba doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Viettel là CTCP Công trình Viettel, CTCP Tư vấn thiết kế, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông chưa niêm yết vì niêm yếu chưa mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và công ty.
Nhiều ông lớn tự định giá 'hụt' gần 21.000 tỷ đồng của Nhà nước
Qua kiểm toán phát hiện 7 doanh nghiệp là công ty mẹ của Tập đoàn Cao su VNR, Vinafood 2, Becamex, PVPower, SCTV, VTVcab, TCT ... |
Bán vốn cổ phần, Nhà nước chỉ thu được 73 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp
Theo kiểm toán nhà nước, 6 năm qua từ 2011 đến 2015, cả nước đã cổ phần hoá được 499 doanh nghiệp Nhà nước, số ... |
Chây ỳ lên sàn, doanh nghiệp đối mặt án phạt tới 400 triệu đồng
Trong bối cảnh Chính phủ liên tục gia tăng sức ép lên sàn với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhiều năm, Ủy ban ... |